Ông Nguyễn Hồ Hải: TP HCM đang xử lý cán bộ sai phạm liên quan AIC, Vạn Thịnh Phát

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, vừa qua đã có xử lý vi phạm ở Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC, Công ty Vạn Thịnh Phát, tất cả đều được công khai.
Sputnik
Hiện Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM cũng đang tiến hành xử lý cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo đúng quy định liên quan vụ án AIC, Vạn Thịnh Phát.

Cử tri kiến nghị gì?

Sáng 30/7, tổ đại biểu HĐND TP.HCM khóa X - đơn vị số 12 đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 11 sau kỳ họp thứ 17.
Dự buổi tiếp xúc có ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Trương Quốc Lâm, Bí thư Quận ủy quận 11; ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP. HCM.
Cử tri Đặng Văn Rành, như thường lệ, đặt các câu hỏi mang tính thời sự về một số vụ án, nội dung được dư luận nhân dân quan tâm. Ông Rành cho biết, vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 có nhiều bị hại và kiến nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM phối hợp với Hội Luật gia thành phố cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng bởi vụ án này.
Đối với Quy định 132 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, cử tri Đặng Văn Rành cho rằng, thành phố cần chủ động trong việc huy động sức mạnh của nhân dân và các cơ quan báo chí trong việc tố giác, phát hiện tội phạm.
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn ai liên quan giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát?
Cạnh đó, thành phố cần có quy định cụ thể về trách nhiệm giám sát của HĐND, MTTQ thành phố.
“Thành ủy TPHCM cần xây dựng được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; có cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để 'không dám tham nhũng' và cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”. Đồng thời, cần có chế độ "dưỡng liêm" thỏa đáng cho cán bộ.
Cũng tại buổi tiếp xúc, đa số cử tri kiến nghị tổ đại biểu thông tin thêm về chế độ người tham gia phòng chống COVID-19 bị chết; về quy hoạch hẻm để sửa chữa nhà.
Nhiều ý kiến cũng nêu lên trăn trở trong vấn đề phòng chống tham nhũng, về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới.

Xử lý cán bộ liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, AIC

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Hồ Hải thông tin đến cử tri cho biết, UBND TP HCM thực hiện khá chặt chẽ, bài bản cơ chế giám sát của HĐND thành phố và các cơ chế phối hợp giữa Đảng đoàn HĐND TP với Ban Cán sự Đảng UBND TP.
“Những sai phạm thuộc về nguyên tắc đều có xử lý rất nghiêm túc. Cơ chế kiểm tra giám sát đúng với quy định pháp luật”, - ông Nguyễn Hồ Hải thông tin.
Về xử lý sai phạm, theo Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Hồ Hải, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan thi hành pháp luật, tổ chức Đảng cũng xử lý song song, trong đó có xử lý tập thể, cá nhân cũng như trách nhiệm người đứng đầu khi cấp dưới xảy ra sai phạm.
Ngăn ý đồ âm mưu phá hoại việc xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát
“TP HCM thực hiện một cách nghiêm túc, đúng thời hạn các nội dung này”, - ông Nguyễn Hồ Hải nói rõ với cử tri.
Đại diệnThành ủy TP HCM cho biết cụ thể, vừa qua, việc xử lý về mặt Đảng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan một số sai phạm như AIC, Vạn Thịnh Phát đều “công khai” trên phương tiện thông tin đại chúng.
“Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đang tiến hành xử lý cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có liên quan các vụ án này theo đúng quy định của Đảng”, - ông Hải nói.
Cũng theo thông tin tại buổi tiếp xúc cử tri, thời gian qua, TP HCM thực hiện khá bài bản Quy định 132-QĐ/TW ngày 27-10-2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Theo đó, sau khi Quy định 132-QĐ/TW được ban hành, TP HCM đã tổ chức hội nghị quán triệt; Ban Nội chính đã tham mưu cho Ban Thường vụ kế hoạch thống nhất thực hiện. Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực của TP HCM cũng lồng ghép các nội dung liên quan trong hoạt động.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM cho biết Quy định 132-QĐ/TW có một số nội dung khó, ảnh hưởng nhiều người.
Loạt quan chức Bình Thuận bị bêu tên vì AIC
Vì vậy, quá trình triển khai phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, chu đáo, đảm bảo phát huy tốt nhất vai trò của các cơ quan trong công tác tố tụng; đảm bảo công tác truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không oan sai, không lạm dụng quyền lực; đúng với chủ trương, định hướng của Đảng.

Không để sót các lĩnh vực nhạy cảm

Cơ chế phối hợp giữa MTTQ, Ủy ban Kiểm tra, HĐND, Thanh tra Thành phố trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra hằng năm giúp công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra không bị chồng chéo giữa các các cơ quan.
Mặt khác, cơ quan chức năng không để sót các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm.
Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Hồ Hải khẳng định, Ban Chỉ đạo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực TPHCM trong hoạt động thường xuyên của mình, cũng lồng ghép các nội dung liên quan đến phòng chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án trên địa bàn đối với các vụ án, vụ việc.
Kêu gọi 5 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát ra đầu thú
Đối với vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, ông Hải nhắc lại, đây là vụ án phức tạp, lớn, chưa có tiền lệ.
“Do đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TPHCM trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuẩn bị cơ sở vật chất và các nội dung liên quan trong công tác xét xử. Thành phố triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, an toàn, đúng các quy định đối với việc xét xử”, - theo đại diện Thành uỷ.
Đối với kiến nghị MTTQ thành phố có tập hợp giới thiệu luật sư bào chữa trong vụ án, ông Nguyễn Hồ Hải cho biết lãnh đạo thành phố “đã có tính toán” từ trước ngày ban hành kế hoạch phối hợp các cơ quan tổ chức xét xử trong giai đoạn 1.
Thảo luận