Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn ai liên quan giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát?

© Ảnh : TTXVN - Phan Thanh VũĐại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa ngày 11/4
Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa ngày 11/4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Đăng ký
Ngoài án tử hình với bà Trương Mỹ Lan, ở giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra xác minh làm rõ nguồn gốc dòng tiền 108.878 tỷ đồng và 14.757.677 USD để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả.
HĐXX cũng đề nghị xem xét vai trò của các đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên tham gia kiểm toán SCB, nếu đủ căn cứ thì đề nghị xem xét xử lý theo đúng quy định.

Điều tra nguồn gốc dòng tiền hơn 108.000 tỷ đồng được chở về toà nhà Vạn Thịnh Phát

Như Sputnik thông tin, ngày 11/4/2024, TAND TP.HCM đã tuyên án sơ thẩm vụ sai phạm xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.
Theo đó, bà Trương Mỹ Lan là bị người duy nhất bị tuyên án tử hình trong số 86 bị cáo vụ án Vạn Thịnh Phát. Nghe toà công bố mức án 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt phải chấp hành án tử hình bà Lan loạng choạng, đứng không vững, được các chiến sĩ cảnh sát đỡ dìu.
Cùng với đó, ngoài án tử hình, buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại của vụ án, tiếp tục kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu gần 674 tỷ đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Bà Nguyễn Thị Như Loan sẽ phải trả hơn 2.800 tỷ đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan
Bốn bị cáobị tuyên tù chung thân là các cựu lãnh đạo SCB (Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Đinh Văn Thành và cựu Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng II, NHNN Đỗ Thị Nhàn); các bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù.
Công bố án sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát, TAND TP.HCM cũng đã nêu 8 kiến nghị để Cơ quan điều tra làm rõ trong quá trình điều tra vụ án ở giai đoạn 2, cũng như kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.
Trong đó, đáng chú ý, HĐXX kiến nghị Cơ quan điều tra xác minh làm rõ dòng tiền 108.878 tỷ đồng và 14.757.677 USD để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả. Đồng thời, làm rõ các sai phạm có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, số tiền khổng lồ này được chính tài xế của bà Trương Mỹ Lan chở từ ngân hàng SCB về tầng hầm B1 tòa nhà Sherwood (127 Pasteur, quận 3 – là tòa nhà Vạn Thịnh Phát) để phục vụ cho nhiều mục đích.
Cụ thể, theo trợ lý của Trương Mỹ Lan là Bùi Văn Dũng, Trần Thị Thúy Ái và Trần Thị Hoàng Uyên khai về việc chuyển số tiền 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD về Vạn Thịnh Phát hoặc về Hầm B1 - Tòa nhà Sherwood (127 Pasteur) hoặc giao cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Số tiền này không chỉ có nguồn gốc từ các khoản vay tại SCB mà còn có nguồn gốc từ việc phát hành trái phiếu, do đó, cần làm rõ để đảm bảo thu hồi trong giai đoạn 2 của vụ án.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 11/4) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Truy hồi dòng tiền và nghĩa vụ hoàn trả tài sản của 3 bị cáo đã chết

Trong vụ án, có 3 người đã chết là Nguyễn Phương Hồng (cựu giám đốc SCB Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Tiến Thành (thành viên HĐQT SCB, nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ Chứng khoán Tân Việt) và Nguyễn Ngọc Dương (Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula).
HĐXX kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, truy hồi dòng tiền nhằm xác định nghĩa vụ hoàn trả tài sản của 3 cá nhân này.
HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra các phương án, dự án chưa được xử lý trong vụ án này mà bị cáo Trương Mỹ Lan (hoặc cá cá nhân, tổ chức cho Trương Mỹ Lan sử dụng) hợp tác, giao kết, giao dịch để xác định đúng bản chất các giao dịch trên nhằm xác định tài sản và hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) để có căn cứ xem xét, thu hồi khi giải quyết vụ án trong giai đoạn 2 theo quy định.
Toà sơ thẩm cũng đề nghị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục xác minh làm rõ đối với tài sản của 5 bị cáo truy nã có liên quan đến hành vi phạm tội của bi cáo Trương Mỹ Lan để có căn cứ xem xét giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án.

Trách nhiệm của kiểm toán

HĐXX kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực trong công tác kiểm toán.
HĐXX chỉ ra rằng, ngân hàng SCB đều thuê công ty kiểm toán lớn nhưng không phát hiện bất thường, sai phạm nào.
“Ví dụ như tại SCB, trước thời điểm khởi tố không phát hiện ra sai phạm nào, nhưng khi SCB bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì phát hiện âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế…”, HĐXX dẫn chứng.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 19/3) - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Bà Trương Mỹ Lan muốn khắc phục hậu quả thay chồng và cháu gái
Do vậy, HĐXX cũng đề nghị Cục C03- Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại ngân hàng SCB, các kiểm toán viên có liên quan nếu đủ căn cứ thì đề nghị xem xét xử lý theo đúng quy định.
Về hoạt động ngân hàng, HĐXX cũng kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước có giải pháp và ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, tái cơ cấu, thanh tra và giám sát đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục, phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
HĐXX kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có quy định chi tiết các điều kiện về tài sản đảm bảo tại tổ chức tín dụng để đảm bảo các khoản vay có khả năng thu hồi.
HĐXX kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan có quy định kiểm soát việc thành lập, quản lý doanh nghiệp để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn khuyến khích, tạo động lực để phát triển kinh tế như chủ trương của Chính phủ đề ra.
Cụ thể, thông qua việc xét xử vụ án, HĐXX nhận thấy việc các bị cáo lợi dụng chính sách thông thoáng để xin giấy phép, lập doanh nghiệp không kinh doanh, trốn thuế, đứng tên vốn góp chồng chéo, cho mượn giấy tờ để lập công ty… khiến cơ quan chức năng khó phát hiện sai phạm.

“Có thể thấy việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng và là thủ đoạn các kẻ xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, HĐXX kiến nghị Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư và các cơ quan ban ngành liên quan tăng cường quản lý việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, kiểm tra đầu vào và công tác hậu kiểm để tránh kẻ xấu trục lợi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала