Vào cuối tháng 6/2024 giá trị nhập khẩu uranium đã làm giàu của Hoa Kỳ là 367,1 triệu USD. Con số này ít hơn 2,7 lần so với tháng 5.
Vào tháng 6 Hoa Kỳ mua nhiều uranium nhất từ Pháp - nước này chiếm hai phần ba tổng nguồn cung, tương đương 243,3 triệu USD so với 245,4 triệu USD một tháng trước đó.
Loại nhiên liệu này còn được Mỹ nhập khẩu từ Hà Lan - 78,9 triệu USD so với 63,3 triệu USD trong tháng 5. Lượng giao hàng từ Đức trong tháng giảm 2,3 lần - xuống còn 42,1 triệu USD, còn từ Bỉ - tăng nhẹ lên 2,8 triệu USD.
Giá trị nhập khẩu giảm gấp ba lần trong tháng không chỉ do lượng mua từ một số đối tác giảm: không có đợt giao hàng nào từ Trung Quốc, Kazakhstan và Nga trong tháng 6. Trong khi đó vào tháng 5 đất nước Trung Hoa đã bán uranium đã làm giàu cho Mỹ với giá tri 323,6 triệu USD, Mỹ nhập từ Nga 209,5 triệu USD và Kazakhstan 8 triệu USD loại nhiên liệu này.
Kể từ đầu năm, Mỹ đã mua uranium từ Nga không phải hàng tháng mà là cách tháng. Cụ thể, có lượng mua vào trong tháng 1, tháng 3 và tháng 5 nhưng không có lượt mua nào vào tháng 2 và tháng 4. Dựa trên số liệu thống kê của Mỹ, sang tháng 6 lại có sự gián đoạn. Lượng nhập khẩu từ Trung Quốc và Kazakhstan cũng không đều - cho đến tháng 5, Hoa Kỳ đã không mua nhiên liệu này từ hai nước trên trong vài tháng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký luật cấm nhập khẩu uranium từ Nga vào tháng 5. Luật này có hiệu lực cho đến năm 2040, nhưng cho đến năm 2028, việc mua hàng vẫn được phép “trong những trường hợp đặc biệt” với sự phê duyệt của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Rosatom gọi luật này là phân biệt đối xử và phi thị trường, đồng thời khẳng định tập đoàn này vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với các đối tác nước ngoài quan tâm đến sự hợp tác lâu dài.