Đại hội XIV Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm

Ngày 13/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Thường trực Tiểu ban Văn kiện đã họp.
Sputnik

“Phải tập trung cao độ cho việc hoàn thành có chất lượng các văn kiện, đáp ứng yêu cầu tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIV vào quý I năm 2026. Thường trực Tiểu ban, Tổ Biên tập phải “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong quá trình xây dựng văn kiện”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.

Họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị đã được Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII thông qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước đến trình Quốc thư
Phát biểu tại đây, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện đã trình bày Báo cáo những công việc Thường trực Tiểu ban, Tổ Biên tập đã triển khai từ sau khi thành lập Tiểu ban và Tổ Biên tập đến nay, một số công việc trọng tâm đến Hội nghị Trung ương khóa XIII.
Phát biểu kết luận cuộc họp hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc lại những đóng góp to lớn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, Nhà tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

“Tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của đồng chí, chúng ta nhận thức rõ trách nhiệm lớn lao cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, ông nói.

Đồng thời, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng, trong đó có việc chuẩn bị văn kiện Đại hội.
Người đứng đầu Đảng nhắc nhở, đây là công việc rất hệ trọng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả, thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIII và 40 năm đổi mới cùng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó hoạch định, xác định rõ tầm nhìn, bước đi, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới đến năm 2030 tầm nhìn 2045.
Việt Nam sẽ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

“Thời gian từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng không còn nhiều, công việc rất bộn bề. Sơ bộ rà soát các công việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, theo báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, nhiều việc chậm hơn so với kế hoạch”, do đó, theo Tổng Bí thư, lãnh đạo chủ chốt và Bộ Chính trị đã thống nhất từ nay đến cuối năm tập trung ưu tiên giải quyết nhóm các đề án trình Hội nghị Trung ương 10 và nhóm các đề án cần tập trung tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội.

Chuẩn bị thật tốt cho Hội nghị Trung ương 10, tiến tới Đại hội XIV

Ông yêu cầu, Thường trực Tiểu ban và Tổ Biên tập Văn kiện rà soát các công việc được giao, trước mắt là các nội dung trình Hội nghị Trung ương 10 để tập trung cao độ chuẩn bị bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng lưu ý, Tổ Biên tập cần nghiên cứu kỹ các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ... nhất là những văn bản vừa được ban hành trong nhiệm kỳ này, các chủ trương, định hướng mới được nghiên cứu, tổng kết trong thực tiễn để chắt lọc, đưa những nhận thức mới, những chủ trương, định hướng quan trọng vào dự thảo Báo cáo chính trị.
Đằng sau việc Việt Nam chọn Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư
Lãnh đạo Đảng nhấn mạnh, Báo cáo chính trị của Đại hội XIV phải là sản phẩm của tầm cao trí tuệ, là một công trình kết tinh trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, như đồng chí Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo, phải phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý; chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.
Trong thời gian qua, các đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện đã có những cuộc khảo sát thực tiễn và làm việc với một số bộ, ngành, địa phương.
Từ kết quả của các chuyến khảo sát và buổi làm việc này, cần tìm ra những cách làm hay, mô hình mới để khái quát, nâng lên tầm lý luận, góp phần đề ra chủ trương, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách phải gắn với thực tiễn luôn thay đổi nhanh chóng; cần mang tính khái quát song cũng không thể chung chung, cảm tính.
“Những gì đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn, nhất là thực tiễn qua 40 năm đổi mới, chứng minh là đúng, lần này rất cần được khẳng định và thể hiện trong Văn kiện”, Tổng Bí thư cho biết.
Vì sao Việt Nam chọn Đại tướng Tô Lâm làm Tổng Bí thư?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị sớm tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học để trao đổi, thảo luận sâu hơn một số vấn đề, nội dung trong dự thảo Báo cáo chính trị.
Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban Văn kiện cũng như Tổ Biên tập Văn kiện sắp tới còn rất lớn, thời gian đến Hội nghị Trung ương 10 không còn nhiều, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị.
Cần tiếp tục dành thời gian, tâm sức thỏa đáng, phối hợp, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tiểu ban, thường trực tổ biên tập các tiểu ban khác để hoàn thành công việc quan trọng và nhiều ý nghĩa này với chất lượng cao nhất và đúng tiến độ.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Đại hội XIV sẽ là dấu mốc quan trọng, mốc son mới trên con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; khơi dậy mạnh mẽ truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự tin, tự lực, tự cường, thể hiện đậm nét ý chí, khí phách và tinh hoa Việt Nam.
Qua đó, khích lệ, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; phát huy mạnh mẽ thế và lực, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thảo luận