Vì sao Việt Nam chọn Đại tướng Tô Lâm làm Tổng Bí thư?

© AP Photo / Nghia Duc/National AssemblyChủ tịch nước mới đắc cử của Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, tuyên thệ trung thành với nhân dân
Chủ tịch nước mới đắc cử của Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, tuyên thệ trung thành với nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2024
Đăng ký
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa đột ngột ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng đảng viên, cử tri, nhân dân cả nước. Rất nhanh chóng, Việt Nam đã bầu ra tân Tổng Bí thư là Chủ tịch nước, Đại tướng Tô Lâm.
Việc kiện toàn sớm nhân sự lãnh đạo của đất nước vừa tạo thêm niềm tin của nhân dân cũng như ổn định các hoạt động của Đảng, Nhà nước, vừa khẳng định với quốc tế về sự ổn định chính trị tại Việt Nam.

Đảm bảo sự ổn định chính trị

Như Sputnik đưa tin, ngày 3/8, tại Hội nghị Trung ương Đảng họp bất thường ở Hà Nội, với sự thống nhất rất cao và số phiếu bầu tuyệt đối 100%, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chính thực được lựa chọn giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Việc bầu chức danh Tổng Bí thư giữa nhiệm kỳ được thực hiện theo đúng quy định Điều lệ Đảng, phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và các quy định về công tác cán bộ của Đảng.
Phát biểu sau đó, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Đây cũng không phải là vấn đề mới, trong lịch sử Đảng ta cũng đã bầu Tổng Bí thư giữa nhiệm kỳ đối với đồng chí Trường Chinh, đồng chí Lê Khả Phiêu”.
Đây là yêu cầu cấp bách của Đảng, của đất nước hiện nay nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tạo nền tảng vững chắc đạt các mục tiêu chiến lược kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời xác định tầm nhìn tương lai, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, đóng góp cho hòa bình và phát triển trên thế giới.
Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2024
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa XIII
Theo quan sát tại Việt Nam, quyết định được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận nồng nhiệt. Cùng với đó, sự thống nhất cao trong Trung ương thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động để tiếp tục lãnh đạo, đưa Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, hùng cường và thịnh vượng hơn.
Truyền thông Nhật Bản đánh giá, việc lựa chọn Đại tướng Tô Lâm làm Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định sự ổn định chính trị và những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sankei và Kyodo bình luận việc Việt Nam lựa chọn ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư, ủng hộ và tiếp nối chiến dịch chống tham nhũng của người tiền nhiệm (là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - PV).
Báo Nhật chỉ rõ, đồng chí Đại tướng Tô Lâm là người ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
Yomiuri cũng cho rằng, với kinh nghiệm lành đạo từ khi còn đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam.
“Với sự chú ý của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chứng minh sự ổn định chính trị bằng cách tiến hành suôn sẻ việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo cấp cao”, - Đài NHK nêu rõ.
Đúng như thế, giới chuyên gia quốc tế tin tưởng, việc lựa chọn Chủ tịch nước Tô Lâm kế nhiệm đồng chí Nguyễn Phú Trọng, về cơ bản, chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ gần như không có có bất kỳ thay đổi lớn nào trong thời điểm hiện tại.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quá trình chuẩn bị, giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư được thực hiện chặt chẽ, đúng nguyên tắc, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chức danh, quy trình theo quy định của Đảng. Để bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển những kinh nghiệm, những thành tựu mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm và Ban Chấp hành Trung ương các khóa trước đã đạt được, với trách nhiệm cao nhất vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2024
Tân Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước
“Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, xem xét nhiều mặt và thể hiện sự thống nhất rất cao trong việc giới thiệu và bầu chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”, - đồng chí Tô Lâm nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm được tín nhiệm cao

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm với báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam cho rằng:
“Sự tín nhiệm bầu Chủ tịch nước làm Tổng Bí thư Tô Lâm sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời đã thể hiện tính kế thừa, tính liên tục trong cơ quan lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò, vị trí, chức vụ Tổng Bí thư của Đảng, cực kỳ quan trọng”.
Chuyên gia nhấn mạnh, tính liên tục ấy đảm bảo cho vai trò lãnh đạo cầm quyền, trong lãnh đạo đất nước và quan hệ đối ngoại và tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam phát triển.
Ông Phúc cũng nhìn nhận, việc kiện toàn sớm nhân sự lãnh đạo của đất nước sẽ tạo thêm niềm tin của nhân dân cũng như ổn định các hoạt động của Đảng, Nhà nước.
Ông kỳ vọng tân Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban chấp hành Trung ương sẽ tập trung lãnh đạo để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV Đảng theo đúng tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị.
Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu kết luận cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2024
Việt Nam: Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 1 nhiệm vụ “nhạy cảm, phức tạp và lâu dài”
“Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để đảm bảo củng cố sức mạnh, sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong thời gian tới”, - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc bày tỏ.
Với việc Trung ương bầu đồng chí Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, cán bộ đảng viên và nhân dân kỳ vọng Đảng sẽ tiếp tục được củng cố trên các phương diện xây dựng Đảng, chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức cán bộ... Qua đó tiếp tục nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đưa đất nước tiếp tục vững bước phát triển.
ĐBQH Bùi Hoài Sơn, đoàn Thành phố Hà Nội cho hay: “Kiện toàn sớm nhân sự tạo thêm sự tin tưởng của nhân dân đối với sự phát triển của đất nước. Điều này theo tôi rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta dần dần sắp tới sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XIV. Việc ổn định sớm thì sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin, động lực hoàn thiện những công việc còn đầy khó khăn phía trước”.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Châu Nam Long cũng đồng tình rằng, quyết định là một sự thống nhất trong Trung ương để tập trung giải quyết công việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ổn định tình hình đất nước.
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận Phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc phòng và An ninh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2024
Việt Nam họp Hội đồng Quốc phòng An ninh: Chủ tịch nước Tô Lâm có yêu cầu đặc biệt
“Trong tình hình hiện nay, sự thống nhất như vậy là rất tốt, tạo nên sức mạnh chung cho đất nước. Tôi kỳ vọng đồng chí Tô Lâm đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất, từ đó tạo sự phát triển đi lên của đất nước”, - GS. Châu Nam Long khẳng định.

Kỳ vọng vào công cuộc “đốt lò” mới chống tham nhũng

Nikkei Asia bình luận về sự kiện cho rằng, việc Việt Nam chọn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp kế thừa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng Cộng sản Việt Nam phát động thời gian qua, cũng như tiếp tục chính sách ngoại giao cân bằng.
Với việc Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Hồng Quân (nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục đối ngoại, Bộ Quốc phòng) nói trên báo Dân Trí nêu kỳ vọng vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tướng Quân lưu ý, đây cũng là điều mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang mong chờ, đặc biệt khi vừa qua, công cuộc "đốt lò" đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn.
“Chúng ta đều mong công cuộc "đốt lò" này sẽ làm trong sạch Đảng, tăng cường đoàn kết nội bộ, thúc đẩy tinh thần hăng hái lao động, sản xuất để sẵn sàng ứng phó với những thách thức đang chờ đón phía trước”, - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân nói.
Mong muốn lớn nhất, là thực hiện chiến lược "quốc phú - binh cường, nội yên - ngoại tĩnh" để giữ cho quốc thái - dân an.
Với những cán bộ được xác định có sai phạm, gây hậu quả ở nhiều mức khác nhau, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân kỳ vọng Tổng Bí thư với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, có bước đi mạnh dạn và hiệu quả hơn nữa để "chống giặc nội xâm".
Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham gia Đảng ủy Công an Trung ương
Đáng chú ý, ngay phiên họp Ban Chấp hành Trung ương chiều 3/8, có 4 Ủy viên Trung ương thôi chức do đã vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Đây cũng là minh chứng rõ nét cho cam kết mà tân Tổng Bí thư nhấn mạnh tại cuộc họp báo sau khi được bầu, đó là sẽ tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Đó cũng là khẳng định cho thấy công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ không ngừng nghỉ, như lời tân Tổng Bí thư nhấn mạnh”, - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала