“Vào thời điểm này, chúng tôi không có kế hoạch vượt ra ngoài khuôn khổ triển khai trong các cuộc tập trận chung… rõ ràng là các quyết định của chúng tôi… được quyết định bởi bối cảnh và các hành động mà chúng tôi thấy từ phía Trung Quốc”, - Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết.
Suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc có tranh chấp với một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ quyền đối với một số đảo và vùng biển ở Biển Đông.
Đáng nói, đây là những nơi phát hiện trữ lượng dầu khí đáng kể trên thềm lục địa. Các tranh chấp vẫn diễn ra tại khu vực quần đảo Tây Sa - theo cách gọi của Bắc Kinh (tức Quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough).
Những tranh chấp trên Biển Đông này của Trung Quốc liên quan đến Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines ở nhiều mức độ khác nhau.Tình hình ở khu vực Biển Đông cũng thường xuyên phức tạp do sự đi qua của tàu chiến Mỹ mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền, an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ đi qua bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay (The Hague) đã ra phán quyết vào tháng 7 năm 2016, sau một vụ kiện của Philippines, rằng Trung Quốc không có cơ sở để yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa quyết định rằng các vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa không là và cũng không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó, Bắc Kinh trả lời rằng họ không coi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague là hợp lệ, không công nhận và không chấp nhận phán quyết đó.