Liên danh Incheon Airport trúng gói thầu ở sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa ký kết hợp đồng gói thầu “Tư vấn quản lý và khai thác sân bay Long Thành” với liên danh Incheon Airport.
Sputnik
Liên danh Incheon Airport trúng thầu gói tư vấn vận hành sân bay Long Thành gồm có Tập đoàn Cảng hàng không quốc tế Incheon (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần dịch vụ tư vấn PMI (Việt Nam).

Liên danh Incheon Airport trúng thầu tư vấn vận hành ở sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố nhà thầu trúng thầu gói tư vấn công tác quản lý, khai thác sân bay Long Thành là liên danh Incheon Airport.
Từ đầu tháng 6/2024, ACV đã tiến hành các thủ tục đấu thầu quốc tế lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn công tác quản lý, khai thác sân bay Long Thành.
Sau 3 tháng triển khai quy trình theo quy định của Luật Đấu thầu, ngày 22/8/2024, ACV đã công bố nhà thầu trúng thầu là liên danh Incheon Airport.
Liên danh bao gồm 2 thành viên với thành viên đứng đầu là Tập đoàn Cảng hàng không quốc tế Incheon - Hàn Quốc, thành viên thứ hai là Công ty Cổ phần dịch vụ tư vấn PMI - Việt Nam.
Vì sao cần xây luôn đường băng thứ 2 sân bay Long Thành, không chờ giai đoạn 2?
Theo ACV, tập đoàn Cảng hàng không quốc tế Incheon nổi tiếng hàng đầu trên thế giới về tư vấn công tác quản lý, khai thác cảng hàng không với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dự án cảng hàng không, nhà ga hành khách lớn, tiêu biểu trên thế giới, đạt chất lượng và được đánh giá cao bởi hành khách và các tổ chức hàng không quốc tế.
Công ty Cổ phần dịch vụ tư vấn PMI là một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã đóng góp vào việc xây dựng các dự án mang tính tiêu biểu trong ngành hàng không.

Cam kết đưa sân bay Long Thành vận hành đúng kế hoạch

Với việc hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn công tác quản lý, khai thác, ACV cam kết thực hiện kế hoạch đưa sân bay Long Thành vào khai thác đúng tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Theo ACV, việc phối hợp với đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về công tác quản lý, khai thác cảng hàng không trung chuyển quốc tế để có các giải pháp quản lý, khai thác phù hợp, đồng bộ sẵn sàng đưa sân bay Long Thành vào hoạt động đạt hiệu quả cao nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cụ thể hóa tầm nhìn “trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế cạnh tranh và ngang tầm các trung tâm lớn trong khu vực ASEAN và châu Á”.
Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là một trong những dự án quan trọng cấp Quốc gia của ngành giao thông vận tải Việt Nam.
Sân bay Long Thành được quy hoạch đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), quy mô, công suất sau khi được hoàn thành toàn bộ 3 giai đoạn là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đưa dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác cuối 2025 là không khả thi
Sân bay dự kiến được xây dựng theo 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336.000 tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.
Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng 1 đường cất, hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự kiến, đưa vào khai thác năm 2026.
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất, hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3, hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
“Sự hợp tác này hứa hẹn sẽ giúp sân bay Long Thành trở thành một trung tâm hàng không cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực ASEAN và châu Á, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên bản đồ hàng không quốc tế”, - ACV bày tỏ.
Thảo luận