Theo ấn phẩm, do lo ngại xung đột sẽ leo thang thành đối đầu trực tiếp giữa Liên bang Nga và NATO nên ông Biden đã không chấp thuận việc cung cấp những vũ khí mà Kiev yêu cầu.
"Nỗi sợ vượt qua lằn ranh đỏ của Nga đã định hình cách tiếp cận cuộc chiến của Tổng thống Biden. Không muốn để nó leo thang thành một cuộc chiến trực tiếp với NATO, ông ấy đã do dự trog việc cung cấp cho Ukraina những vũ khí mà nước này yêu cầu, bao gồm xe tăng, tên lửa tiên tiến và máy bay chiến đấu phản lực", - tờ báo cho biết.
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina cản trở việc giải quyết xung đột, trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào đó và là chuyện "đùa với lửa". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của Nga. Theo ông, Hoa Kỳ và NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, không chỉ bằng cách cung cấp vũ khí mà còn thông qua việc đào tạo nhân lực cho Ukraina ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không góp phần cho các cuộc đàm phán và sẽ có tác động tiêu cực.