Số người tị nạn ở Đức đạt mức cao kỷ lục kể từ Thế chiến thứ hai

Số người tị nạn ở Đức đã lên đến mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, tới gần 3,5 triệu người, trong đó khoảng 1,18 triệu là người Ukraina, báo Neue Osnabrücker Zeitung của Đức trích dẫn tài liệu đưa tin.
Sputnik

"Số người tị nạn ở Đức đã đạt đỉnh mới... Vào cuối quý II năm 2024 tổng cộng có gần 3,48 triệu người tị nạn sống ở đây. Con số này nhiều hơn khoảng 60.000 người so với cuối năm 2023 và là con số cao nhất kể từ thập niên 1950... Trong số 3,48 triệu người tị nạn chỉ riêng người Ukraina đã gần 1,18 triệu”, - bài báo viết, trích dẫn thông tin phản hồi của chính phủ liên bang trước yêu cầu của phe Đảng Xanh trong quốc hội Đức mà báo tìm hiểu được.

Ngày 9 tháng 9, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser đã ra lệnh áp dụng các biện pháp kiểm soát tạm thời trên toàn bộ đường biên giới trên bộ của Đức để giảm dòng người di cư và theo kế hoạch chống lại mối đe dọa khủng bố. Trong một công văn giải trình gửi Ủy ban Châu Âu, bà Faeser nói rằng nguồn lực của đất nước và các bang để tiếp nhận người di cư “gần như đã cạn kiệt”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Liên Hợp Quốc nếu con số người tị nạn Ukraina ở châu Âu
Cuộc tranh luận về chính sách di cư đã gia tăng ở Đức sau vụ khủng bố ở thành phố Solingen ngày 23 tháng 8, được cho là do một công dân Syria lẽ ra đã bị trục xuất khỏi Đức từ năm 2023 gây ra. Ba người thiệt mạng và tám người khác bị thương sau vụ tấn công bằng dao của đối tượng này.
Trước đó, một số chính trị gia Đức đã kêu gọi bãi bỏ Bürgergeld (trợ cấp thất nghiệp dành cho công dân Đức) đối với người tị nạn Ukraina. Khoản trợ cấp Bürgergeld hàng tháng cho mỗi người lên tới 563 euro và được cung cấp cho cả công dân Ukraina cùng với các dịch vụ y tế miễn phí và nhà ở xã hội trong thời gian họ tham gia các khóa học ngôn ngữ và hội nhập. Do đó ông Bijan Djir-Sarai, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (FDP) trong liên minh cầm quyền ở Đức, nói với báo Bild rằng việc chuyển sang chế độ trợ cấp thường xuyên với số tiền 460 euro dành cho tất cả những người tị nạn khác, sẽ khuyến khích công dân Ukraina tìm việc làm. Ông nói thêm rằng biện pháp như vậy sẽ có tác động tích cực đến thị trường lao động do tình trạng thiếu nhân công nói chung ở Đức.
Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ nước này Steffen Hebestreit trước đó cho biết Đức không có kế hoạch thay thế các khoản trợ cấp cho công dân Ukraina bằng các phúc lợi tiêu chuẩn dành cho người tị nạn.
Thảo luận