https://kevesko.vn/20240918/tang-truong-gdp-cua-duc-duoi-thoi-scholz-la-thap-nhat-ke-tu-khi-eu-ra-doi-31913379.html
Tăng trưởng GDP của Đức dưới thời Scholz là thấp nhất kể từ khi EU ra đời
Tăng trưởng GDP của Đức dưới thời Scholz là thấp nhất kể từ khi EU ra đời
Sputnik Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Đức trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz là mức thấp nhất của nước này kể từ khi Liên minh châu Âu được... 18.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-18T10:58+0700
2024-09-18T10:58+0700
2024-09-18T10:58+0700
thế giới
kinh tế
gdp
olaf scholz
eu
đức
liên minh châu âu
nga
angela merkel
ukraina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0f/13741262_0:113:2216:1360_1920x0_80_0_0_a4ac672ca4f9cfbb2e744d912ae51bb0.jpg
Thủ tướng Scholz nhậm chức vào cuối năm 2021, thay thế người tiền nhiệm của đảng đối thủ là bà Angela Merkel và trở thành người đứng đầu chính phủ Đức thứ tư kể từ khi EU ra đời.Giai đoạn tại vị của bà Merkel đã trở thành một trong giai đoạn lãnh đạo mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế đất nước trong ba mươi năm qua: bất chấp nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong nhiệm kỳ của bà từ năm 2006 đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Đức đạt 1,32% mỗi năm.Chỉ có Thủ tướng Helmut Kohl, người đứng đầu chính phủ cho đến năm 1998, mới tỏ ra thành công hơn: dưới thời ông, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đạt trung bình 1,7%. Còn dưới thời người kế nhiệm ông là Thủ tướng Gerhard Schröder - chỉ có 1,07%.Điều gì ngăn cản nước Đức phát triển?Đức là quốc gia G7 duy nhất có nền kinh tế suy giảm (0,3%) vào năm 2023. Để so sánh, tăng trưởng GDP của Mỹ năm ngoái là 2,5%, ở Anh - 0,1%, ở Ý - 0,9%, ở Canada - 1,1%, ở Pháp - 0,9%, ở Nhật Bản - 1,9%, theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.Nền kinh tế Nga tăng trưởng 3,6% trong năm ngoái. Nếu tính đến dự báo của chính phủ là 3,9% cho năm hiện tại, GDP của Nga trong “kế hoạch ba năm tại vị của Scholz” ở Đức cho thấy mức tăng trưởng trung bình là 2,1%.Theo các chuyên gia được hãng tin phỏng vấn, có một số lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là kim ngạch thương mại giữa Đức và Nga giảm mạnh: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước này phần lớn được đảm bảo nhờ nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp của Nga vốn đã ngừng vào năm 2022.Một yếu tố nữa khiến nền kinh tế Đức suy yếu là sự hỗ trợ của Đức dành cho Ukraina. “Nền kinh tế Đức đang dần rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc do chính sách đối ngoại chống Nga của nước này gây ra, không có triển vọng thoát khỏi khủng hoảng, ít nhất là dưới thời chính phủ Đức hiện tại - giống như tình cảnh con cừu húc mãi đầu vào một cánh cổng”, - chuyên gia kết luận.
https://kevesko.vn/20240218/ong-putin-chinh-sach-hien-tai-cua-nha-cam-quyen-berlin-gay-hai-lon-cho-tuong-lai-kinh-te-duc-28232677.html
đức
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0f/13741262_126:0:2090:1473_1920x0_80_0_0_bbf198809652e10dc56e12e34ca63c8f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, kinh tế, gdp, olaf scholz, eu, đức, liên minh châu âu, nga, angela merkel, ukraina
thế giới, kinh tế, gdp, olaf scholz, eu, đức, liên minh châu âu, nga, angela merkel, ukraina
Tăng trưởng GDP của Đức dưới thời Scholz là thấp nhất kể từ khi EU ra đời
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Đức trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz là mức thấp nhất của nước này kể từ khi Liên minh châu Âu được thành lập. Cụ thể chỉ số đó là 0,57% mỗi năm, có tính đến dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 0,2% cho năm hiện tại, Sputnik tính toán dựa trên nguồn dữ liệu mở.
Thủ tướng Scholz nhậm chức vào cuối năm 2021, thay thế người tiền nhiệm của đảng đối thủ là bà Angela Merkel và trở thành người đứng đầu chính phủ Đức thứ tư kể từ khi EU ra đời.
Giai đoạn tại vị của bà Merkel đã trở thành một trong giai đoạn lãnh đạo mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế đất nước trong ba mươi năm qua: bất chấp nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong nhiệm kỳ của bà từ năm 2006 đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Đức đạt 1,32% mỗi năm.
Chỉ có Thủ tướng Helmut Kohl, người đứng đầu chính phủ cho đến năm 1998, mới tỏ ra thành công hơn: dưới thời ông, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đạt trung bình 1,7%. Còn dưới thời người kế nhiệm ông là Thủ tướng Gerhard Schröder - chỉ có 1,07%.
Điều gì ngăn cản nước Đức phát triển?
Đức là quốc gia G7 duy nhất có nền kinh tế suy giảm (0,3%) vào năm 2023. Để so sánh, tăng trưởng GDP của Mỹ năm ngoái là 2,5%, ở Anh - 0,1%, ở Ý - 0,9%, ở Canada - 1,1%, ở Pháp - 0,9%, ở Nhật Bản - 1,9%, theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nền kinh tế Nga tăng trưởng 3,6% trong năm ngoái. Nếu tính đến dự báo của chính phủ là 3,9% cho năm hiện tại, GDP của Nga trong “kế hoạch ba năm tại vị của Scholz” ở Đức cho thấy mức tăng trưởng trung bình là 2,1%.
Theo các chuyên gia được hãng tin phỏng vấn, có một số lý do khiến tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Đức chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là kim ngạch thương mại giữa Đức và Nga giảm mạnh: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước này phần lớn được đảm bảo nhờ nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp của Nga vốn đã ngừng vào năm 2022.
“Nga là thị trường lớn tiêu thụ hàng cho các doanh nghiệp Đức, chủ yếu trong các ngành kỹ thuật và dược phẩm. Việc rời khỏi thị trường Nga là một cú sốc lớn đối với các nhà sản xuất ô tô Đức đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc”, - Maxim Osadchiy, người đứng đầu bộ phận phân tích của Ngân hàng BKF cho biết.
Một yếu tố nữa khiến nền kinh tế Đức suy yếu là sự hỗ trợ của Đức dành cho Ukraina.
“Dòng người tị nạn từ Ukraina đã đặt gánh nặng lớn lên ngân sách Đức - xét cho cùng, họ cần được đảm bảo nơi ở và thực phẩm thiết yếu”, - chuyên viên mảng công nghiệp Leonid Khazanov cho biết thêm.
“Nền kinh tế Đức đang dần rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc do chính sách đối ngoại chống Nga của nước này gây ra, không có triển vọng thoát khỏi khủng hoảng, ít nhất là dưới thời chính phủ Đức hiện tại - giống như tình cảnh con cừu húc mãi đầu vào một cánh cổng”, - chuyên gia kết luận.