Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.HCM

Sáng 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.HCM.
Sputnik
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 C4IR là mô hình thể hiện rõ nét nhất hợp tác công tư, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm quốc tế.
Với trung tâm C4IR, TP.HCM cử nhân lực tài chính ban đầu và phát huy vai trò của các doanh nghiệp tiên phong tham gia, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố và của vùng.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết có 10 thành viên sáng lập ban đầu của C4IR là Đại học Quốc gia TP.HCM, Viettel, Sovico, ngân hàng HD Bank, Techcombank… Các thành viên mới sẽ tiếp tục đóng góp tài chính, nhân sự tham gia quản trị điều hành trung tâm.
Với 10 thành viên ban đầu, cố gắng mỗi thành viên có một hoạt động, cả năm ít nhất có 10 sự kiện. Ông Mãi kỳ vọng từ kinh nghiệm của các trường, các tập đoàn sẽ giúp trung tâm vận hành tốt hơn.
"TP.HCM cam kết, bố trí nguồn lực có thể, doanh nghiệp sáng lập, thành lập khung hành động, quy chế, nhanh đóng đưa hoạt động của trung tâm, phối hợp với WEF để có những hoạt động đầu tiên", ông Phan Văn Mãi nói.
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Việc thành lập Trung tâm nằm trong các nội dung trong Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa Chính phủ Việt Nam và WEF giai đoạn 2023 – 2026.
TP.HCM đón Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Đây là Trung tâm Cách mạng Công nghiệp thứ hai của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư toàn cầu của WEF. Nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hợp tác nghiên cứu, đề xuất chính sách, huy động nguồn lực, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề: “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh”.
Diễn đàn năm nay có sự tham gia của đại diện các bộ ngành Việt Nam và 1.200 - 1.500 đại biểu gồm các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB...), các tổ chức Quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các nhà quản lý và lãnh đạo các địa phương trong nước và quốc tế...
Tại đây, diễn đàn đã nghe các báo cáo tham luận về: Chiến lược chuyển đổi công nghiệp TP.HCM trong bối cảnh kết nối vùng, khu vực, quốc tế và xu hướng công nghệ mới trong đó xác định bối cảnh phát triển và chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM, đánh giá hiện trạng công nghiệp và chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM và Vùng, làm rõ các mục tiêu chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM trong bối cảnh phát triển mới, một số khuyến nghị về chính sách thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp.
Báo cáo tham luận về xu thế chủ đạo về chuyển đổi công nghiệp trên thế giới trong bối cảnh quan hệ quốc tế/địa chính trị tác động đến quá trình chuyển đổi công nghiệp trong đó nêu rõ vai trò của Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong chuyển đổi công nghiệp, xu hướng phát triển xanh và bền vững, xu hướng chuyển đổi của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu, xu hướng cá nhân hóa hay lấy con người làm trung tâm sản xuất, dịch vụ, khuyến nghị cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam và TP.HCM.
Việt Nam muốn tự chủ công nghệ sản xuất chip
Tham luận về hệ sinh thái quản trị và chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp trong đó nhấn mạnh các thành tố hệ sinh thái quản trị và chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp, hệ thống hạ tầng cứng và hạ tầng mềm phục vụ quá trình chuyển đổi công nghiệp, hệ thống chính sách và khung pháp lý định hình quá trình chuyển đổi, Vai trò của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các bên có liên quan như hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo; các quỹ đầu tư, Viện trường, một số khuyến nghị để xây dựng hệ sinh thái quản trị chuyển đổi công nghiệp đồng bộ và hiệu quả.
Tham luận về vai trò Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM gắn với chuyển đổi công nghiệp; Chuyển đổi công nghiệp - Kinh nghiệm từ Trung Quốc; Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong chuyển đổi công nghiệp phục vụ tăng trưởng và phát triển xanh, bền vững.
Thảo luận