“Với thẩm quyền được trao cho tôi với tư cách là Tổng thống theo Hiến pháp và luật pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ... tôi ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao... chỉ đạo việc phân bổ số tiền lên tới 567 triệu USD để cung cấp phương tiện thiết bị phòng thủ và dịch vụ Bộ Quốc phòng, cũng như việc đào tạo và huấn luyện quân sự để hỗ trợ Đài Loan”, - tuyên bố cho biết.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của CHND Trung Hoa và việc tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” là điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia khác mong muốn thiết lập hoặc duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nguyên tắc “một Trung Quốc” và không công nhận nền độc lập của Đài Loan cũng được Hoa Kỳ tuân thủ, mặc dù trên thực tế họ vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ với Đài Bắc trong nhiều lĩnh vực và cung cấp vũ khí cho hòn đảo này.
Tình hình xung quanh Đài Loan trở nên tồi tệ hơn đáng kể sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là bà Nancy Pelosi tới hòn đảo vào đầu tháng 8 năm 2022. Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là một trong các tỉnh của mình, tổ chức các cuộc tập trận quân sự răn đe quy mô lớn và lên án chuyến thăm của bà Pelosi, cho rằng Hoa Kỳ ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Đài Loan.
Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương Trung Quốc và hòn đảo gián đoạn vào năm 1949 sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, bị đánh bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyển đến Đài Loan. Các mối liên hệ kinh doanh và không chính thức giữa hòn đảo và Trung Quốc đại lục được nối lại vào cuối những năm 1980. Kể từ đầu những năm 1990, 2 bên bắt đầu liên lạc thông qua các tổ chức phi chính phủ - Hiệp hội phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ trao đổi qua eo biển Đài Bắc.