Thanh tra châu Âu tới Việt Nam

Thanh tra châu Âu tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ thẻ vàng IUU thuỷ sản. Đây là lần kiểm tra thứ 5 và có hy vọng sẽ được EC gỡ bỏ các hạn chế đối với ngành hàng tỷ đô của Việt Nam.
Sputnik
Đoàn kiểm tra châu Âu cũng tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đặc biệt là dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản nuôi trồng xuất khẩu sang EU.

Thanh tra châu Âu tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ thẻ vàng IUU thủy sản

Thông tin từ Cục thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sang Việt Nam kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số 6362/BNN-CCPT ngày 27/8/2024 về triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU.
Trong đó yêu cầu, Sở Nông nghiệp các tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra cơ sở buôn bán thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Bộ cũng yêu cầu nghiêm túc triển khai hoạt động điều tra, truy xuất nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục phòng ngừa tái diễn vi phạm đối với các trường hợp cơ sở nuôi thủy sản bị phát hiện mẫu vi phạm trong Chương trình giám sát dư lượng và lô hàng thủy sản xuất khẩu bị nước nhập khẩu cánh báo; xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm (nếu có) trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Việt Nam: Xuất khẩu thủy sản vượt 10 tỷ USD, lập kỷ lục trong 20 năm
Đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Bộ yêu cầu rà soát, bảo đảm việc triển khai Chương trình, quản lý chất lượng theo HACCP đi vào thực chất hiệu quả ngăn ngừa mối nguy dư lượng hóa chất kháng sinh trong nguyên liệu; khắc phục triệt để các sai lỗi liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP đó đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu tại Chương trình chứng nhân thủy sản xuất khẩu vào EU theo Quyết định số 5523/QĐ-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Có sự liên kết sâu, chặt chẽ, hỗ trợ giám sát người nuôi, vùng nuôi tuân thủ các quy định và sử dụng thuốc thú ý, sản phẩm xử lý, chỉ tạo môi trường, thức ăn bổ sung sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong quá trình nuôi thay vì chỉ lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên liệu, sản phẩm trước khi mua.
Đồng thời, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp trong công tác điều tra, truy xuất nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục với xử lý triệt để hành vi vi phạm khi phát hiện nguyên liệu của cơ sở vi phạm quy định pháp luật về hóa chất, kháng sinh.

Đã có sự chuyển biến

EU hiện là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm từ 17-20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản) đã tụt xuống vị trí thứ 5 (sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN).
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, kể từ khi EC đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vào tháng 10/2017, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU sụt giảm bình quân từ 6-10%/năm (tùy từng năm).
Đặc biệt, thẻ vàng của EC cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín, vị thế và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, gây tổn thất về mặt kinh tế - xã hội đối với cộng đồng ngư dân ven biển và các doanh nghiệp.
Theo kết quả kiểm tra gần đây, các tỉnh, thành ven biển đã có sự chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát tàu thuyền, mang lại hy vọng sẽ được EC xem xét gỡ bỏ “thẻ vàng” trong thời gian tới.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thắng lớn?
Hiện nay, đoàn kiểm tra của châu Âu cũng đang có mặt tại Việt Nam để tiến hành thanh tra thực địa từ ngày 24/9 đến 17/10 nhằm kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đặc biệt là dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản nuôi trồng xuất khẩu sang EU.
Chuyến thanh tra lần này sẽ diễn ra theo hình thức "hybrid", kết hợp giữa đánh giá từ xa và kiểm tra thực địa.
Các chuyên gia từ Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tập trung vào việc kiểm tra hệ thống kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, bao gồm cả các sản phẩm mật ong.
Việc này không chỉ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng châu Âu mà còn để đánh giá xem liệu Việt Nam có duy trì và cải thiện được các tiêu chuẩn cần thiết hay không.

Xuất khẩu thuỷ sản đạt kết quả tích cực

Cũng trong ngày 2/10, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm của Việt Nam đã đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 9, xuất khẩu đạt 866 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2023. Sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát, diễn biến của các thị trường đang dần ổn định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 đã quay trở lại quỹ đạo thông thường là tăng tốc trong nửa cuối năm, đạt đỉnh vào quý 3/2024.
Thủy sản Việt Nam thuận lợi sang EU nhờ EVFTA
Theo VASEP, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản từ đầu năm đến nay đã mang lại tín hiệu tích cực, củng cố niềm tin xuất khẩu cả năm 2024 sẽ đạt được kết quả tốt hơn so với năm 2023.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 7%. Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt gần 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD, cá ngừ xấp xỉ 1 tỷ USD, mực, bạch tuộc khoảng 640 triệu USD, còn lại là các mặt hàng cá biển và hải sản khác.
Thảo luận