2 nhà máy lọc dầu của Việt Nam sản xuất được bao nhiêu xăng dầu?

Các nhà máy lọc dầu của Việt Nam là Nghi Sơn và Dung Quất có thể cung ứng ra thị trường khoảng 65-70% nhu cầu xăng dầu.
Sputnik
Tuy nhiên, hiện sản lượng dầu khai thác từ các mỏ của Việt Nam đang có xu hướng giảm, có nhiều khó khăn và không ổn định.

Tự chủ 65-70% nhu cầu xăng dầu trong nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực đặc thù.
Trong đó cho biết, hiện Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, PVN tham gia quản lý vận hành liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Mỗi năm, hai nhà máy lọc dầu của Việt Nam cung cấp ra thị trường trên 13 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng khoảng 65-70% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Theo báo Giao thông dẫn thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tính từ khi đưa vào hoạt động đến hết tháng 6/2024, các nhà máy này đã chế biến tổng cộng 156,75 triệu tấn dầu thô.
Trong đó,Dung Quất là 102,85 triệu tấn; Nghi Sơn là 53,9 triệu tấn và sản xuất tổng cộng 137,34 triệu tấn sản phẩm các loại. Sản phẩm xăng dầu khoảng 118,9 triệu tấn, sản phẩm hóa dầu khoảng 9,9 triệu tấn.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk bốc cháy do bị UAV tấn công
Năm 2023, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành công suất trung bình đạt 111% công suất thiết kế với tổng sản lượng sản xuất đạt gần 7,37 triệu tấn sản phẩm các loại - đây là kỷ lục của nhà máy kể từ khi đi vào vận hành từ năm 2009 đến nay.
Báo cáo của tập đoàn cũng nêu thực trạng về công tác tìm kiếm, khai thác khí. Cụ thể, hiện có 39 mỏ, cụm mỏ dầu khí đã được đưa vào khai thác.
Có 5 mỏ, cụm mỏ khí lớn nhất Việt Nam đang được phát triển như: Cá Voi Xanh, cụm mỏ khí Kim Long - Ác Quỷ - Cá Voi.
Đến nay, PVN đạt sản lượng khai thác dầu thô trung bình 7,5-8,5 triệu tấn/năm; sản lượng khí đạt 6-8 tỷ m3/năm.
Tuy nhiên, PVN nhận định, sản lượng khai thác dầu khí ở trong nước từ 2016 đến nay có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng mỏ mới đưa vào khai thác ít (chỉ 1-2 mỏ/năm) song hầu hết mỏ nhỏ.
Công tác phát triển khai thác mỏ hiện tại có nhiều khó khăn và không ổn định. Vì lý do kinh tế, nhiều Nhà điều hành không khoan bổ sung đan dây (infill), ảnh hưởng tới việc duy trì sản lượng cho các năm tiếp theo và dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng tận thu dầu của các mỏ.
Lầu Năm Góc: Ukraina tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga là mối đe dọa đối với năng lượng toàn cầu
PVN cũng lưu ý, các mô phát hiện mới được phát triển bổ sung nhìn chung có trữ lượng nhỏ, khó khăn để đưa vào khai thác.

Triển vọng ổn định

Mới đây, Fitch Ratings đã xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn ở mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”.
Theo Fitch, BSR đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh năng lượng quốc gia tại Việt Nam.

“BSR có khả năng cung cấp khoảng 35% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam. Cùng với Nhà máy Lọc hóa Nghi Sơn, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do BSR quản lý đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam, giảm nhu cầu nhập khẩu xăng dầu”, tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng thế giới nhìn nhận.

Sau khi thực hiện thành công Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào năm 2028, công suất của nhà máy sẽ tăng từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày.
Sự gia tăng này sẽ đi kèm với cải thiện về hiệu suất, khả năng chế biến và tối ưu hóa sản phẩm, giúp BSR cải thiện khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trong dài hạn.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Iran đe dọa Israel tấn công các nhà máy lọc dầu và mỏ khí đốt
Fitch Ratings đánh giá BSR là một trong những doanh nghiệp chủ chốt thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
Fitch Ratings cũng dựa trên tiêu chí xếp hạng mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con (PSL), cụ thể là mối quan hệ giữa BSR và Petrovietnam để xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn cho BSR ở mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”.
Điều này phản ánh vai trò chiến lược và sự hỗ trợ quan trọng từ Petrovietnam cho BSR trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Thảo luận