Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Ở Kiev đang thảo luận về việc nhượng lại lãnh thổ cho Moskva

Chính quyền Kiev đang tổ chức các cuộc đàm phán kín về việc nhượng lại một phần lãnh thổ cho Nga để đổi lấy việc gia nhập NATO hoặc các đảm bảo an ninh khác, tờ Financial Times viết.
Sputnik
Như tin đã đưa, ở Ukraina lo ngại rằng họ sẽ không có đủ quân đội, vũ khí và sự hỗ trợ của phương Tây để khôi phục đường biên giới năm 1991. Trong bối cảnh đó ở Ukraina đang diễn ra các cuộc thảo luận về những phương án thay thế để giải quyết xung đột.
“Các cuộc đàm phán đang tiến hành sau cánh cửa đóng kín về một thỏa thuận theo đó Moskva sẽ duy trì quyền kiểm soát thực tế đối với khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraina mà họ chiếm đóng, mặc dù khu vực này không được công nhận là một phần chủ quyền của Nga, phần còn lại của đất nước sẽ được phép tham gia NATO hoặc được đảm bảo an ninh với các điều kiện tương tự", - bài báo nói.
Trước đó, chính quyền Kiev cho rằng việc bắt đầu đàm phán với Moskva là không thể xảy ra cho đến khi quân đội Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraina theo đường biên giới nước này vào thời điểm Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên vào cuối tháng 3 Vladimir Zelensky đã cho phép thảo luận về một giải pháp hòa bình mà không quay trở lại đường biên giới năm 1991. Theo quan điểm của ông ta, Vladimir Putin sẽ sẵn sàng đối thoại nếu ông ta “mất các vùng lãnh thổ” đã trở thành một phần của Nga sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Giáo sư Mỹ: Ukraina nên ngay lập tức bắt đầu đàm phán với Nga về các điều kiện của Putin
Điện Kremlin đáp lại bằng cách nói rằng người đứng đầu chế độ Kiev sẽ phải tính đến thực tế địa chính trị mới với 4 thực thể mới của Nga.
Vào tháng 2 năm 2022, Vladimir Putin nói rằng chiến dịch đặc biệt đã trở thành một biện pháp cần thiết, vì người ta không để cho Nga hành động theo cách khác, khi tạo ra những rủi ro về an ninh khiến Nga không thể có biện pháp ứng phó khác.
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Moskva đã cố gắng trong 30 năm để đạt được thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng ngược lại, Moskva lại phải đối mặt với sự dối trá và lừa lọc trắng trợn, hoặc những nỗ lực gây áp lực và tống dọa. Trong khi đó Liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn tiếp tục mở rộng và tiến đến gần biên giới của Nga, nhà lãnh đạo đất nước chỉ rõ.
Ngoài ra, vào tháng 6 năm nay tại cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Tổng thống đã công bố các điều kiện để bắt đầu đàm phán về Ukraina. Trong số đó có việc chế độ Kiev từ chối gia nhập NATO. Putin lưu ý rằng để giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình, Nga cần nước cộng hòa hậu xô-viết này có quy chế trung lập, không liên kết phe khối phi hạt nhân.
Thảo luận