Trước đó, người phát ngôn quân đội Sudan, ông Nabil Abdallah nói với Sputnik rằng bên phía RRF, lực lượng mà quân đội chính quy nước này chiến đấu chống lại họ từ năm ngoái, có lính đánh thuê từ một số nước trong khu vực sang tham chiến, nhưng không có lính từ Ukraina.
"Ngay từ đầu cuộc chiến, họ (quân đội chính quy) đã chiêu mộ lính đánh thuê hỗ trợ. Người Azerbaijan và người Ukraina đã đến. Người Ukraina lấy cớ đến Sudan vì Lực lượng hỗ trợ nhanh (RRF) đang chiến đấu cùng với người Nga. Lời nói trên kia là dối trá", - ông Dagalo cho biết trong một tin nhắn video được đăng ở tài khoản của mình trên mạng xã hội X.
Chỉ huy đội hình RRF cũng tuyên bố rằng lính đánh thuê từ vùng Tigray của Ethiopia, Mặt trận Giải phóng Eritrea và Iran đã đến Sudan để tham gia chiến sự bên phe quân đội chính quy nước này.
“Tất cả các loại lính đánh thuê đều có mặt. Bây giờ là người Iran”, - ông Dagalo nói thêm.
Kể từ ngày 15/4/2023 ở Sudan diễn ra giao tranh ác liệt giữa Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Mohamed Hamdan Dagalo chống lại quân đội chính quy. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết tình hình giao tranh đang diễn ra ở nước này có thể dẫn đến tình trạng bùng phát dịch bệnh và khiến hệ thống y tế sụp đổ.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó cho biết số nạn nhân của cuộc xung đột ở Sudan đã lên đến co số hơn 20 nghìn người. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc (IOM), số người di tản trong nước ở Sudan đã vượt trên 10 triệu người.