Tìm thấy tóc người trong hàm răng sư tử ăn thịt từ thế kỷ 19

Các nhà khoa học đã phân tích DNA cổ xưa từ những sợi tóc trong khoang miệng những con sư tử ăn thịt người, bị bắn hạ vào năm 1898. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Sputnik
Năm 1898, hai con sư tử không bờm trưởng thành đã là nỗi kinh hoàng tử thần vì chúng khủng bố một lán trại của thợ xây dựng ở bên sông Tsavo của Kenya. Những con dã thú chuyên tấn công vào ban đêm và đã ăn thịt ít nhất 28 người. Ác thú bị kỹ sư dự án John Henry Patterson bắn hạ, ông này đã bán hài cốt của những con sư tử đó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên mang tên Field ở Chicago năm 1925.
Vào đầu những năm 1990, tìm thấy hàng nghìn mảnh tóc người mắc trong hàm răng của dã thú săn mồi. Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích DNA cổ xưa trong những sợi tóc người và lông động vật lấy ra từ răng sư tử. Khi làm như vậy, họ tập trung vào DNA ty thể. Nó chứa trong các cấu trúc tế bào đặc biệt tạo ra năng lượng. DNA ty thể thường được bảo quản tốt hơn và do đó tái tạo dễ dàng hơn.
Top 10 loài mèo hoang lớn nhất thế giới: Tên gọi và mô tả
Phân tích cho thấy DNA của hươu cao cổ, con người, linh dương sừng thẳng, linh dương nước, linh dương đầu bò, ngựa vằn và sư tử. Các nhà khoa học cũng xác nhận rằng những con sư tử ác thú nọ là anh em. Họ từ chối nghiên cứu DNA của con người vì có thể vẫn còn họ hàng hậu duệ của các nạn nhân hiện đang có mặt trong khu vực. Không rõ những người đang sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu biết rằng tổ tiên của họ đã bị sư tử ăn thịt.
Việc phát hiện ra DNA của linh dương đầu bò là chuyện bất ngờ, bởi địa bàn sống gần nhất của nhóm động vật này cách môi trường của sư tử khoảng 80 km. Những con sư tử có lẽ đã săn lùng linh dương đầu bò, rời vùng Tsavo trong sáu tháng và ngừng khủng bố các công nhân xây dựng.
Điều thú vị là các nhà khoa học không phát hiện dấu vết DNA của trâu. Với sự hỗ trợ của kính hiển vi, các chuyên gia tìm thấy một sợi lông trâu. Trong khi đó hiện nay trâu là con mồi chính của sư tử ở Tsavo. Theo nhật ký hiện trường của kỹ sư-nhà báo Patterson, ông chưa bao giờ ghi lại việc nhìn thấy trâu hay gia súc bản địa. Điều này phù hợp với thực tế là vào thời điểm đó bệnh dịch hầu như đã tiêu diệt sạch đàn gia súc và họ hàng hoang dã của chúng, trong đó có những con trâu châu Phi. Virus bệnh này lan truyền đến châu Phi từ Ấn Độ vào đầu những năm 1880.
Thảo luận