Là cường quốc lương thực nhưng vì sao Việt Nam vẫn nhập gạo nhiều thứ 3 thế giới?

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam có thể xuất khẩu lượng gạo kỷ lục là 8,6 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập gạo ở mức kỷ lục 2,9 triệu tấn, trở thành nước nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.
Sputnik
Nguyên nhân hiện tượng này là do người nông dân đã chuyển sang trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao, bỏ qua phân khúc gạo chất lượng thấp chuyên để làm các sản phẩm sau gạo như bánh, bún, bột…

Việt Nam nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật thị trường tháng 9, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng thêm 300.000 tấn so với dự báo trước đó.
Con số này cao hơn 500.000 tấn so với kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 là 8,1 triệu tấn.
Nguyên nhân được cho là do nhu cầu tăng cao từ các thị trường quan trọng là Indonesia và Philippines.
Multimedia
Gạo VEBO ST25: Bước đột phá của nông sản Việt tại ASEAN BIS 2024
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, để đạt được sản lượng xuất khẩu kỷ lục nói trên thì Việt Nam cũng nhập khẩu gạo nhiều nhất lịch sử và đang trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
Theo số liệu của USDA, Việt Nam phải tăng nhập khẩu gạo trong cả năm 2024 từ 2,6 triệu tấn (dự báo cũ) lên 2,9 triệu tấn.
Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Philippines (dự báo 4,7 triệu tấn) và Indonesia (dự báo 3,8 triệu tấn).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam công bố số liệu cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1 tỷ USD gạo. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước xuất siêu mặt hàng này, lên tới 3,7 tỷ USD.
Sau khi Ấn Độ mở kho, giá gạo 5% tấm các nước đã giảm về mức dưới 500 USD/tấn, trong khi gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam vẫn duy trì mức cao nhất thế giới với khoảng cách 50 USD so với các nước.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo 5% tấm của Pakistan giảm mạnh nhất, xuống còn 481 USD/tấn, thấp nhất trong số 4 nguồn cung gạo chủ lực của thị trường châu Á.
Ngoài ra, gạo Ấn Độ cùng giảm 2 USD so với mức giá sàn, về còn 488 USD/tấn. Đáng chú ý, gạo Thái Lan cũng giảm còn 497 USD/tấn.
Trong khi đó, gạo Việt Nam vẫn duy trì ở mức 537 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan tới 56 USD và gạo Thái Lan là 40 USD/tấn.
Việt Nam xuất cấp 200 tấn gạo cứu trợ bà con vùng lũ

Việc bình thường

Là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng hằng năm Việt Nam cũng nhập khẩu không ít gạo từ các nước.
Được biết, Việt Nam thường nhập khẩu dòng gạo chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm bánh, bún, bột… Phân khúc gạo này trong nước ít người trồng, đa số nông dân đã chuyển sang trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Văn Nhựt - Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật (TP. Cần Thơ) cho biết, việc xuất khẩu gạo chất lượng cao và nhập gạo chất lượng thấp là xu thế bình thường của kinh tế thị trường, do tính hiệu quả kinh tế quyết định. Ông Nhật ví điều này như “nước chảy về chỗ trũng”.
Theo ông, dòng gạo cấp thấp như giống IR50404 được trồng phổ biến cách đây 10-15 năm, khi đó chiếm tới 70-80% diện tích trong tổng cơ cấu giống lúa của Việt Nam. Hạt gạo IR50404 khô, xốp, nở… nên thích hợp để làm các sản phẩm sau gạo như bánh, bún, bột…
Do giá trị không cao, nông dân Việt Nam đã dần thay thế bằng các giống lúa thơm, dẻo, chất lượng cao, có giá trị cao hơn, nên dòng gạo cấp thấp trở nên thiếu hụt và phải nhập.
“Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó. Nếu trồng mà bán giá thấp thì ai trồng làm gì, người nông dân họ biết trồng loại gì có hiệu quả", ông Nhựt phân tích.
Việt Nam trước cơ hội lớn khi thế giới thiếu tới 7 triệu tấn gạo
Theo đại diện các doanh nghiệp, dòng gạo cấp thấp được sản xuất phổ biến tại Ấn Độ với năng suất tốt, nhưng giá thấp, tương tự như lúa IR50404 của Việt Nam được trồng nhiều trước đây.
Tuy nhiên, loại gạo này rất khó bán, giá thấp nên các bộ ngành khuyến cáo nông dân chuyển sang trồng lúa chất lượng cao. Khi người dân chuyển dần sang phân khúc chất lượng cao thì gạo cấp thấp lại thiếu. Vì có trồng cũng giá rẻ nên nông dân bỏ dần phân khúc này.
Thảo luận