Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan: Chấm dứt xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cuộc gặp đã chứng tỏ khả năng của BRICS, nhà báo chuyên mục phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Các nhà lãnh đạo chấm dứt mối thù

Bản thân cuộc gặp gỡ và trò chuyện cá nhân giữa lãnh đạo của hai cường quốc lớn nhất châu Á sau nhiều năm gián đoạn mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thủ tướng Ấn Độ viết sau cuộc gặp này rằng mối quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc “rất quan trọng đối với nhân dân các nước chúng ta cũng như đối với hòa bình và ổn định khu vực và toàn cầu”. Ông cũng bày tỏ hy vọng "sự tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ xác định mối quan hệ song phương".
Ngoài ra, còn có một lý do khácđể chú trọng đến cuộc gặp gỡ này. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan, các bên đã hoàn tất quá trình giải quyết tình hình xung đột ở biên giới Trung-Ấn, xung đột vào năm 2020 đã dẫn đến tổn thất nhân mạng: trong cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước, 20 người Ấn Độ và 4 người Trung Quốc đã thiệt mạng.
Cách đây 110 năm, thực dân Anh đã xác định đường biên giới ở châu Á với hơn 4 nghìn km giữa Ấn Độ và Trung Quốc mang tính chất là đường kiểm soát thực tế chứ không phải là đường biên giới được hai bên công nhận. Đã xảy ra các cuộc đụng độ quân sự tại nhiều điểm khác nhau dọc theo đường này, gần đây nhất là vào năm 2020. Và xung đột lớn nhất về tranh chấp biên giới đã dẫn đến một cuộc chiến thực sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1962.
"Gỡ nút thắt". Ấn Độ và Trung Quốc sắp có quyết định táo bạo liên quan tới Mỹ
Vài ngày trước cuộc gặp ở Kazan giữa hai ông Tập Cận Bình và Modi, quân đội và các nhà ngoại giao của hai nước, sau thời gian dài đàm phán, đã đi đến thỏa thuận về việc hai nước rút quân khỏi biên giới và xác lập nguyên tắc tuần tra dọc theo đường kiểm soát thực tế.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh ở Kazan rằng “quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã hoàn tất” và cả hai bên đã “trở lại tình trạng như năm 2020”.
Tại cuộc gặp trong phạm vi hội nghị Thượng đỉnh BRICS, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa hai bên sau cuộc đối thoại sâu rộng trong những tuần qua thông qua các kênh ngoại giao và quân sự. Như đã lưu ý trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, “Thủ tướng Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những khác biệt về các vấn đề liên quan đến biên giới không làm xáo trộn hòa bình và yên tĩnh ở biên giới của chúng ta”.
Việc giải quyết vấn đề biên giới trở thành điểm khởi đầu để lãnh đạo hai nước châu Á thể hiện cam kết hướng tới quan hệ hòa bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc gặp:
“Chúng ta phải tuân thủ sự hiểu biết chiến lược đúng đắn và cùng nhau đi theo con đường sáng và đúng để chung sống hòa bình và cùng phát triển giữa các cường quốc láng giềng lớn”,- như trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc . Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh Trung Quốc và Ấn Độ nên tuân thủ sự đồng thuận rằng cả hai nước đều mang lại cho nhau cơ hội phát triển chứ không phải mối đe dọa và là đối tác hợp tác chứ không phải đối thủ.

Vai trò đặc biệt của BRICS

Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Trung Quốc ở Kazan đã trở thành một điều gì đó gây chấn động; sự kiện kéo theo hàng loạt bình luận.
Báo Washington Examiner gọi hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một thắng lợi chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS. Nhà khoa học chính trị Mỹ Michael Kugelman tin rằng việc cải thiện quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ khiến BRICS trở thành một hiệp hội “hiệu quả hơn”.
BRICS có thể là chất kết dính cho Miền Nam toàn cầu
Ý kiến ​​của thành viên ban cố vấn Trung tâm Kinh tế địa cầu Nam bán cầu Atul Anija (Ấn Độ) thật thú vị. Ông tin rằng một trong những nhiệm vụ của BRICS để phát triển thành công tổ chức này là giảm căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia thành viên.
“Không thể bỏ qua những vấn đề như căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong BRICS. Tương tự như vậy, bất chấp sự ấm lên gần đây trong quan hệ, Iran và Ả Rập Saudi đang tiến hành một cuộc chiến “từ xa” ở Yemen. Ở lục địa châu Phi, quan hệ giữa Ai Cập và Ethiopia, hai quốc gia thành viên mới, đang căng thẳng vì con đập lớn trên sông Nile. Từ đây dẫn đến một kết luận duy nhất: BRICS cần một cơ chế nội bộ có thể loại bỏ căng thẳng giữa các nước thành viên”.
Liệu một cơ chế như vậy có cần thiết hay không và nó có thể hoạt động như thế nào — đáp án cho câu hỏi này vẫn chưa được tìm thấy. Nhưng vai trò mang tính xây dựng của định dạng BRICS đã được công nhận. Có lẽ với hình thức này sẽ có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông nếu các nước ASEAN tham gia BRICS.
Thảo luận