"Gỡ nút thắt". Ấn Độ và Trung Quốc sắp có quyết định táo bạo liên quan tới Mỹ

CC BY 4.0 / Ministry of Defence of the Russian Federation / (cropped image)Quân đội Ấn Độ
Quân đội Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2024
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Các cuộc gặp cấp cao gần đây giữa đại diện Ấn Độ và Trung Quốc đưa ra lý do để tin rằng các nước này đang tìm cách thoát khỏi tình trạng bế tắc ở biên giới trên dãy Himalaya, đồng thời cũng đang tìm cách tách mình ra khỏi phương Tây và ảnh hưởng của nó đối với mối quan hệ giữa họ, theo báo The Print của Ấn Độ.
Một ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ thông báo Delhi và Bắc Kinh đã hoàn tất việc rút quân ở khu vực biên giới Ladakh, đồng thời cũng đạt được thỏa thuận về quy trình tuần tra dọc đường kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới.
“Nếu khi nào đó đã từng chấp nhận rộng rãi rằng Mỹ nắm giữ chìa khóa để giải quyết vấn đề Ấn Độ-Trung Quốc thì ngày nay điều này không còn quá rõ ràng nữa. Washington đã đưa ra tín hiệu rõ rằng họ coi Ấn Độ là một công cụ hữu ích trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai hơn là một cường quốc có những lợi ích và khát vọng địa chính trị hợp pháp của riêng mình”, - bài báo viết.
Lính Trung Quốc ở khu vực Ladakh gần ranh giới Ấn-Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Khi nào Ấn Độ và Trung Quốc có thể giải quyết tranh chấp biên giới?
Theo tác giả bài báo, tình hình trở nên phức tạp do Mỹ đã mất ưu thế quân sự trước Trung Quốc về khả năng độc lập đảm bảo an ninh ở châu Á mà không có sự đồng ý của Bắc Kinh.Hiện nay, trong lĩnh vực này, Washington chỉ có thể góp phần làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc, do đó, các chính trị gia Ấn Độ sẽ cố gắng cô lập Hoa Kỳ về mặt địa chính trị nhiều nhất có thể,-bài báo kết luận.
Ấn Độ và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ lâu dài trên diện tích gần 60.000 km2 ở bang Arunachal Pradesh phía đông bắc, cũng như một vùng lãnh thổ miền núi ở phía bắc Kashmir. Đường kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa các quốc gia trong khu vực này nằm ở khu vực Ladakh. Vào mùa thu năm 1962, tranh chấp này thậm chí trở nên căng thẳng, leo thang thành chiến tranh biên giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала