“Blind box” (hộp mù) được truyền cảm hứng từ mô hình gacha
Nhật Bản, các sản phẩm này nổi bật với yếu tố độc đáo: người mua không biết món đồ nào nằm bên trong cho đến khi mở hộp.
Một trong những công ty nổi tiếng nhất trên thị trường “Blind Box” hiện nay là Pop Mart, được thành lập vào năm 2010 bởi Wang Ning. Pop Mart khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 11/2010 tại một trung tâm thương mại tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tại Việt Nam, người sưu tầm có thể sở hữu sản phẩm Pop Mart chính hãng tại các cửa hàng tại
Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM hoặc trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên Shopee, Lazada, Tiktok Shop.
Người tiêu dùng trẻ sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng cho các hộp mù với hy vọng tìm thấy nhân vật mình yêu thích. Anh Shun Nguyễn, một người sưu tầm lâu năm, chia sẻ với Sputnik:
Những thương hiệu như Pop Mart và Miniso đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa các nhân vật như Labubu và Kuromi vào các hộp mù, tạo ra "cơn sốt" không thể cưỡng lại đối với giới trẻ Việt. Tuy nhiên, không phải người chơi nào cũng hoàn toàn hài lòng với sự phổ biến nhanh chóng này. Anh Shun Nguyễn cho biết thêm:
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Trung Quốc mới đưa ra, “Blind Box” là dòng sản phẩm hiếm hoi tăng trưởng mạnh mẽ giữa làn sóng cắt giảm chi tiêu và tạo nên ngành hàng đồ chơi đạt doanh thu 14 tỷ USD.
Tại Việt Nam, xuất hiện thêm một biến thể của “Blind Box” - đó là “Xé túi mù”. Làn sóng này du nhập vào Việt Nam từ khoảng giữa năm 2024. Trong ba tháng qua,
mạng xã hội xuất hiện hơn 50 hội, nhóm "túi mù", trung bình có 50.000 - 300.000 thành viên, chủ yếu trao đổi thông tin hoặc mua bán. Hashtag #tuimu đã trở thành xu hướng trên TikTok với hàng trăm video và phiên livestream.
"Yếu tố bất ngờ, tạo cảm xúc hưng phấn là những gì “Blind Box”, “túi mù” mang lại cho người chơi, người sưu tầm. Điều này thỏa mãn nhu cầu kiếm tìm niềm vui trong những trải nghiệm đơn giản, đồng thời tạo nên cảm giác sở hữu độc đáo. Đặc biệt, giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi các xu hướng “hot” trên mạng xã hội với sự tham gia của người nổi tiếng như Lisa BlackPink với sản phẩm Labubu”, một chuyên gia tâm lý nhận định với Sputnik.
Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng đầu tư vào các loại hộp mù như một hình thức giải trí. Yến Nhi, một nhân viên văn phòng tại TP HCM, chia sẻ với Sputnik:
“Blind Box” và “túi mù” đắt nhất của Hoa trị giá khoảng 10 triệu đồng, rẻ nhất là 200 nghìn đồng. Thời gian đầu, Hoa phải đặt mua ở bên nước ngoài đối với các “hộp mù” hot, “cháy hàng” tại Việt Nam.
Điều này phản ánh một xu hướng
tiêu dùng mới, khi giới trẻ sẵn sàng chi mạnh tay cho những trải nghiệm cảm xúc thay vì chỉ tập trung vào giá trị vật chất.
Theo số liệu từ Metric, nền tảng thống kê thương mại điện tử, cho biết tại Việt Nam, vào quý II, các mặt hàng liên quan đến Labubu (chính hãng, xách tay) mang về gần 5,2 tỷ đồng trên Shopee, Lazada, Tiktok Shop. Mức này tăng 665% so với quý đầu năm.
Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của thị trường này còn nhiều tiềm năng, đặc biệt khi các thương hiệu ngày càng đầu tư vào mẫu mã sản phẩm mới để thu hút người chơi.
Cơn sốt Blind Box đã mang đến một góc nhìn mới về văn hóa tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam: không chỉ là mua sắm, mà còn là hành trình tìm kiếm niềm vui và cảm giác thành tựu. Tuy nhiên, như mọi trào lưu khác, nó có thể dần hạ nhiệt khi thị trường bão hòa. Để duy trì sức hút, các thương hiệu cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang đến câu chuyện ý nghĩa cho mỗi nhân vật trong các hộp mù.