https://kevesko.vn/20240824/mot-the-he-luoi-yeu-nghich-ly-giua-su-nghiep-va-gia-dinh-cua-gioi-tre-viet-31439211.html
Một thế hệ "lười yêu": Nghịch lý giữa sự nghiệp và gia đình của giới trẻ Việt
Một thế hệ "lười yêu": Nghịch lý giữa sự nghiệp và gia đình của giới trẻ Việt
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, không ít người trẻ Việt Nam đang chọn sống độc thân hoặc trì hoãn việc lập gia đình. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là vấn... 24.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-24T10:08+0700
2024-08-24T10:08+0700
2024-08-24T10:08+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
thanh niên
kết hôn
già hóa dân số
tình yêu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/419/55/4195506_0:187:3113:1938_1920x0_80_0_0_733aa37d0e098293a422287433b34feb.jpg
Áp lực kinh tế - rào cản lớn trong hôn nhânMột trong những nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ Việt ngày càng "lười yêu" và ngại kết hôn là do áp lực tài chính. Theo một báo cáo từ VARS (Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam), giá nhà đất tại các thành phố lớn đã tăng hơn 10% mỗi năm trong thập kỷ qua.Điều này khiến việc mua nhà trở thành gánh nặng lớn đối với nhiều người trẻ. Trong một khảo sát của Dân trí, 72% người trẻ cho rằng họ chưa kết hôn vì lo ngại về tài chính, đặc biệt là chi phí nhà ở.Không chỉ gặp khó khăn về kinh tế, người trẻ Việt Nam còn có những thay đổi đáng kể trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân. Nhiều người hiện nay ưu tiên sự nghiệp, tự do cá nhân hơn là xây dựng một gia đình sớm. Theo một nghiên cứu từ Viện nghiên cứu gia đình và giới, tỷ lệ kết hôn trước 30 tuổi đã giảm từ 80% xuống còn 60% trong vòng 20 năm qua.Hệ lụy đối với nền kinh tế và xã hộiXu hướng "lười yêu" và chậm kết hôn đang dần trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam. GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, đã cảnh báo về tình trạng giảm tỷ lệ sinh và già hóa dân số trong Hội thảo "Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương" mới đây.Ông cho rằng, nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số, tổng tỉ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu.Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sinh đã giảm từ 2.1 con/phụ nữ xuống còn 1.8 con/phụ nữ trong vòng 10 năm qua. Điều này không chỉ làm suy giảm nguồn nhân lực mà còn đặt ra áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội.Giải pháp nào cho vấn đề này?Để giải quyết tình trạng "lười yêu", ngại kết hôn trong giới trẻ, cần có những giải pháp đồng bộ từ cả phía chính phủ lẫn cộng đồng. Một chuyên gia kinh tế chia sẻ với Sputnik:Ngoài ra, cần thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của hôn nhân và gia đình. Các chiến dịch truyền thông và giáo dục nhằm khuyến khích người trẻ nhìn nhận lại giá trị của gia đình cần được triển khai mạnh mẽ hơn.Mới đây GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất điều chỉnh thời gian làm việc nhằm giúp người trẻ có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân. Cụ thể, GS. TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất giảm giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần để người lao động có thời gian đi hẹn hò, tìm bạn đời. Nhưng liệu giải pháp này có khả thi?Đây cũng là câu trả lời mà các bạn trẻ khác đưa ra trong khảo sát mới nhất của VTV24 về đề xuất giảm giờ làm để người lao động có thời gian hẹn hò, tìm bạn đời. Theo đó, phương án này chiếm 54% và 25% dành cho việc ngủ. Lựa chọn dành thời gian đi hẹn hò chỉ chiếm 8%.Xu hướng "lười yêu", chậm kết hôn của giới trẻ Việt Nam là một hiện tượng phức tạp, phản ánh nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa. Một chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình, nhận định với Sputnik:Chuyên gia trên gợi ý, thay vì áp lực kết hôn sớm, xã hội nên tạo điều kiện để người trẻ phát triển kỹ năng sống, quản lý tài chính và xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Đây là nền tảng quan trọng cho một cuộc hôn nhân bền vững.
https://kevesko.vn/20240626/top-10-thanh-pho-dong-dan-nhat-viet-nam-ten-goi-va-so-dan-30286625.html
https://kevesko.vn/20240523/viet-nam-doi-mat-voi-gia-hoa-dan-so-nhung-chua-co-cach-khac-phuc-29941331.html
https://kevesko.vn/20240420/bat-ngo-thu-nhap-nhom-dan-so-giau-nhat-viet-nam-ha-noi-vuot-tphcm-29396579.html
https://kevesko.vn/20240811/se-co-cuoc-dieu-tra-tien-luong-quy-mo-lon-nhat-tu-truoc-den-nay-o-viet-nam-31292111.html
https://kevesko.vn/20240730/ly-do-gioi-tre-viet-nam-chua-man-ma-voi-cac-ung-dung-hen-ho-qua-internet-31082047.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/419/55/4195506_382:0:3113:2048_1920x0_80_0_0_41e0bd315789f93f53a2229f33364c00.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, thanh niên, kết hôn, già hóa dân số, tình yêu
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, thanh niên, kết hôn, già hóa dân số, tình yêu
Một thế hệ "lười yêu": Nghịch lý giữa sự nghiệp và gia đình của giới trẻ Việt
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, không ít người trẻ Việt Nam đang chọn sống độc thân hoặc trì hoãn việc lập gia đình. Theo các chuyên gia, đây không chỉ là vấn đề về cá nhân, mà còn mang lại những thách thức lớn cho nền kinh tế và xã hội.
Áp lực kinh tế - rào cản lớn trong hôn nhân
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ Việt ngày càng "lười yêu" và ngại kết hôn là do áp lực tài chính. Theo một báo cáo từ VARS (Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam), giá nhà đất tại các thành phố lớn đã tăng hơn 10% mỗi năm trong thập kỷ qua.
Điều này khiến việc
mua nhà trở thành gánh nặng lớn đối với nhiều người trẻ. Trong một khảo sát của Dân trí, 72% người trẻ cho rằng họ chưa kết hôn vì lo ngại về tài chính, đặc biệt là chi phí nhà ở.
“Tôi đi làm nhiều năm nay, nhưng tiền tiết kiệm chỉ đủ để trả trước một khoản nhỏ khi mua nhà. Việc lập gia đình trong tình hình này thật sự là một áp lực lớn. Đó là chưa kể đến các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng”, Anh Đình Trường, 30 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Hà Nội, chia sẻ với Sputnik.
Không chỉ gặp khó khăn về kinh tế, người trẻ Việt Nam còn có những thay đổi đáng kể trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân. Nhiều người hiện nay ưu tiên sự nghiệp, tự do cá nhân hơn là xây dựng một gia đình sớm. Theo một nghiên cứu từ Viện nghiên cứu gia đình và giới, tỷ lệ kết hôn trước 30 tuổi đã giảm từ 80% xuống còn 60% trong vòng 20 năm qua.
“Tôi muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống độc thân trước khi nghĩ đến hôn nhân. Tôi không muốn bị ràng buộc quá sớm”, chị Thu Thủy, 28 tuổi, chuyên viên marketing tại TP.HCM, cho biết.
Hệ lụy đối với nền kinh tế và xã hội
Xu hướng "lười yêu" và chậm kết hôn đang dần trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, đã cảnh báo về tình trạng giảm tỷ lệ sinh và già hóa dân số trong Hội thảo "Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương" mới đây.
Ông cho rằng, nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số, tổng tỉ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu.
"Nếu 2 người kết hôn, già rồi tử vong, không để lại 2 công dân cho xã hội, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu lao động, dân số giảm. Để tái tạo lao động cho đất nước, đảm bảo tỷ suất sinh thay thế, cần đảm bảo gia đình sinh 2 con trở lên. Và nhiệm vụ này nếu chỉ là sự quan tâm của mỗi gia đình, không phải sự quan tâm của doanh nghiệp, chính quyền… thì tỷ suất sinh sẽ không tăng được", GS Nhân phát biểu tại Hội thảo.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sinh đã giảm từ 2.1 con/phụ nữ xuống còn 1.8 con/phụ nữ trong vòng 10 năm qua. Điều này không chỉ làm suy giảm nguồn nhân lực mà còn đặt ra áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội.
Giải pháp nào cho vấn đề này?
Để giải quyết tình trạng "lười yêu", ngại kết hôn trong giới trẻ, cần có những giải pháp đồng bộ từ cả phía chính phủ lẫn cộng đồng. Một chuyên gia kinh tế chia sẻ với Sputnik:
“Trước hết, cần cải thiện chính sách hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện cho người trẻ dễ dàng tiếp cận với các khoản vay mua nhà với lãi suất ưu đãi để từ đó người trẻ có động lực hơn khi tiến đến hôn nhân”.
Ngoài ra, cần thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của hôn nhân và gia đình. Các chiến dịch truyền thông và giáo dục nhằm khuyến khích người trẻ nhìn nhận lại giá trị của gia đình cần được triển khai mạnh mẽ hơn.
“Giáo dục giới tính song song với thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc và đời sống gia đình cũng là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt áp lực đối với giới trẻ khi nghĩ đến hôn nhân. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người trẻ đối với việc sinh đẻ có trách nhiệm”, một chuyên gia về dân số chia sẻ với Sputnik.
Mới đây GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất điều chỉnh thời gian làm việc nhằm giúp người trẻ có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân. Cụ thể, GS. TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất giảm giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần để người lao động có thời gian đi hẹn hò, tìm bạn đời. Nhưng liệu giải pháp này có khả thi?
“Nếu doanh nghiệp đồng ý giảm giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần, mình sẽ dành thời gian đó cho bản thân và gia đình. Mình vẫn đam mê kiếm tiền hơn là hẹn hò”, Tú Lâm, nhân viên HR, 23 tuổi, tại Hà Nội cho biết.
Đây cũng là câu trả lời mà các bạn trẻ khác đưa ra trong khảo sát mới nhất của VTV24 về đề xuất giảm giờ làm để người lao động có thời gian hẹn hò, tìm bạn đời. Theo đó, phương án này chiếm 54% và 25% dành cho việc ngủ. Lựa chọn dành thời gian đi hẹn hò chỉ chiếm 8%.
Xu hướng "lười yêu", chậm kết hôn của giới trẻ Việt Nam là một hiện tượng phức tạp, phản ánh nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa. Một chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình, nhận định với Sputnik:
"Xu hướng 'độc thân có chủ đích' không hẳn là tiêu cực. Nó phản ánh sự trưởng thành và có trách nhiệm của giới trẻ trong việc chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng giữa phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội."
Chuyên gia trên gợi ý, thay vì áp lực kết hôn sớm, xã hội nên tạo điều kiện để người trẻ phát triển kỹ năng sống, quản lý tài chính và xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Đây là nền tảng quan trọng cho một cuộc hôn nhân bền vững.