“Chúng ta đang thấy Trung Quốc, Nga và các nước khác ngày càng khẳng định mình thành công trong chương trình nghị sự công nghệ, bắt đầu chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu với số lượng lớn thị trường. Ví dụ, một trong những thay đổi nổi bật là vị trí thủ lĩnh của Trung Quốc trên thị trường xe điện hay vị trí thủ lĩnh của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân", ông nói.
Nguyên tắc của BRICS: đồng thuận và làm việc theo chương trình nghị sự tích cực
"Vậy tại sao hệ tư tưởng của BRICS lại có sức hấp dẫn đến thế? Tại sao lại ngày càng nhiều quốc gia nỗ lực tham gia vào hiệp hội này? Bởi vì BRICS được kiến tạo trên hai nguyên tắc. Thứ nhất là giải quyết mọi vấn đề bằng sự đồng thuận nhất trí. Điều đó có nghĩa là không thể có sự thống trị của một nước nào đó đối với những nước khác. Và thứ hai, trước hết, là việc làm theo chương trình nghị sự tích cực. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy nhiều thông báo khác nhau về hội nghị thượng đỉnh kế tiếp của G7. Các nước đã họp, đã thảo luận về cách họ sẽ chiến đấu với những điều này, sẽ chiến đấu ra sao với những điều kia. Bộc lộ một chương trình nghị sự tiêu cực. Còn các nước BRICS luôn thảo luận – chúng ta cần làm gì để thế giới trở nên tốt đẹp, chúng ta cần làm gì dưới góc độ phát triển công nghệ, phát triển hệ thống tài chính, phát triển logistics?”, ông Oreshkin giải thích.
“Ví dụ, nếu Nga và Trung Quốc cùng nhau thực hiện những sáng kiến và nghĩ ra điều gì đó hữu ích cho nền kinh tế toàn cầu, cho thế giới, thì đương nhiên Nga và Trung Quốc sẽ mở lối truy cập tới công cụ này để toàn thế giới có thể sử dụng và phát triển bền vững", ông Oreshkin kết luận.