“Hậu quả kinh tế của đà leo thang quân sự này đang đẩy tăng quy mô thảm kịch, trong chừng mực theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại và tổn thất vật chất của Lebanon cho đến nay ước tính khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó Lebanon đã mất 3,4 tỷ USD do hậu quả của trận chiến phá hủy toàn bộ hoặc một phần với 100.000 ngôi nhà và thiệt hại kinh tế 5,1 tỷ USD bao gồm giáo dục, y tế, nông nghiệp, môi trường và các lĩnh vực khác", - ông Mikati nói.
Theo lời ông, không quốc gia nào có thể một mình gánh chịu sự tàn phá to lớn nặng nề như vậy, chứ đừng nói đến Lebanon, nơi đã 5 năm nay phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính ngày càng tồi tệ và chưa từng có.
Trong tương quan này, ông Mikati kêu gọi các nước-nhà tài trợ “hỗ trợ Nhà nước Lebanon, các tổ chức hiến pháp, chủ quyền và tài chính, đồng thời tiếp tục gửi viện trợ nhân đạo, thực phẩm và y tế khẩn cấp”.
“Chúng tôi đang trong quá trình thành lập một quỹ tài chính, quỹ này sẽ được hỗ trợ nhờ đóng góp của các nước anh em và bạn bè dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc, với điều kiện chi phí tái thiết có sự giám sát quốc tế đáng tin cậy”, - ông Mikati nói thêm.