Bangkok và Phnom Penh có thể hồi sinh ý tưởng cùng chia sẻ phần lãnh thổ tranh chấp

Thái Lan và Campuchia có thể, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ, làm sống lại ý tưởng chia sẻ thềm lục địa ở khu vực tranh chấp Vịnh Thái Lan, nơi một biên bản ghi nhớ ký kết vào năm 2001, theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Marit Sangyemphong nói với các phóng viên trong một tin nhắn video.
Sputnik
Bản ghi nhớ ký năm 2001 không thực hiện đầy đủ: các cuộc đàm phán phân định ranh giới biển và hợp tác khai thác thềm lục địa ở khu vực tranh chấp diễn ra ở cấp độ chuyên gia và quan chức cấp cao cho đến tháng 9 năm 2006, khi cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở Thái Lan. Chính phủ của Thủ tướng - Bộ trưởng Thaksin Shinawatra, người đề xuất bản ghi nhớ cho phía Campuchia, bị lật đổ. Các cuộc đàm phán không nối lại dưới thời các chính phủ quân sự và dân sự tiếp theo.
“Bản ghi nhớ năm 2001 giữa Thái Lan và Campuchia về các vùng lãnh thổ mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền ở Vịnh Thái Lan tạo cơ hội đàm phán về hai chủ đề chính: phân định ranh giới trên biển và lợi ích kinh tế từ việc phát triển các nguồn năng lượng”, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan được Bangkok Post trích dẫn.
Bộ Ngoại giao Thái Lan: BRICS có thể giúp mở ra “Thế kỷ châu Á”
Sangyemphong nói thêm hai chủ đề này, theo luật pháp quốc tế hiện hành, không thể thảo luận riêng biệt trong các cuộc đàm phán, và việc đơn phương rút (của Thái Lan) khỏi bản ghi nhớ sẽ không ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của các yêu sách của Campuchia.
Chỉ đến năm 2023, bản ghi nhớ năm 2001, dưới thời chính phủ liên minh do đảng Phua Thai (Vì Thái Lan) do những người ủng hộ Shinawatra tạo ra, mới bắt đầu nhắc đến một lần nữa như một tài liệu quan trọng cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Thái Lan và Campuchia. Năm 2024, dưới thời Thủ tướng Phetong Than Shinawatra, con gái út của cựu Thủ tướng Shinawatra, Thái Lan tiếp tục công việc thực hiện bản ghi nhớ đưa vào chương trình nghị sự của chính phủ.
Kế hoạch nối lại đàm phán với Campuchia gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ những người phản đối phe chính trị Shinawatra, những người cho rằng chính phủ thực sự do cựu thủ tướng 75 tuổi đứng sau, người trở về sau cuộc sống lưu vong vào năm 2023 và chịu một án tù vì tội tham nhũng, còn cô con gái 37 tuổi của ông “chỉ là chạy việc vặt cho bố”. Những người phe đối lập coithỏa thuận với Campuchia về việc cùng khai thác tài nguyên năng lượng tại khu vực tranh chấp ở Vịnh Thái Lan gần đảo Kong của Campuchia và tỉnh cùng tên trên đất liền Campuchia sẽ làm tổn hại đến chủ quyền Thái Lan và làm suy yếu vị thế nước này trên trường quốc tế trong việc tranh chấp lãnh thổ.
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Thái Lan

Thu hút doanh nghiệp nước ngoài

Ngoài ra, phe đối lập còn “nhớ” lại kế hoạch của Shinawatra cách đây 20 năm nhằm thu hút các công ty dầu khí nước ngoài phát triển khu vực thềm tranh chấp mà Campuchia đồng ý. Một trong những công ty mà Shinawatra hy vọng có thể mời hợp tác vào thời điểm đó là Gazprom của Nga. Kế hoạch thu hút các công ty nước ngoài đến địa điểm tranh chấp bị chỉ trích là "tham nhũng" sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền Shinawatra.
Ngoài ra, những người phản đối bản ghi nhớ hiện tại, dựa vào thông tin từ “các nguồn cấp cao giấu tên”, kết luận trong quá trình đàm phán, chính phủ sẽ trao cho Campuchia hòn đảo du lịch Kut (Koh Kut), nằm cách khu vực tranh chấp không xa. Trả lời những tuyên bố của những người phản đối, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thái Lan lưu ý “không và không thể có” bất kỳ cơ sở pháp lý nào để kết luận về khả năng chuyển giao đảo Kut cho Campuchia.

Vương quốc Xiêm

“Hiệp ước phân định biên giới giữa Xiêm và Pháp năm 1907 quy định rõ ràng đảo Kut thuộc về Xiêm (tên cũ của Thái Lan)”, Bộ trưởng nói.
Chính phủ Thái Lan bắt đầu phân phát tiền cho người dân
Trong quá khứ, Campuchia là một phần của Đông Dương thuộc Pháp và là thuộc địa của Pháp. Các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Xiêm và Cộng hòa Pháp về phân định biên giới, bao gồm cả biên giới trên biển, tiến hành vào năm 1897-1907 thông qua sự trung gian của đại sứ Nga đầu tiên tại Xiêm, Alexander Olarovsky - thay mặt Hoàng đế Nicholas II, đóng vai trò trung gian giữa hai quốc gia thân thiện.
Sau khi giành độc lập, Campuchia trở thành người kế thừa của Pháp trong tất cả các điều ước quốc tế ký kết trong thời kỳ thuộc địa trong phạm vi biên giới đất nước. Những nước kế thừa Pháp ở Đông Nam Á là Việt Nam và Lào, cũng như Campuchia, vốn là một phần của Đông Dương thuộc Pháp cho đến giữa thế kỷ XX.
Thảo luận