“Chúng ta cần thảo luận xem ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán, làm thế nào để khiến cả hai bên đều ngồi xuống bàn thảo và các giới hạn của thỏa thuận là gì. Đây là những gì chính quyền sẽ thực hiện, bắt đầu ngay từ tháng 1”, - ông nói.
Theo ông Walz, các nước châu Âu nên là “phần quan trọng” của quá trình đàm phán.
“Tất cả các đồng minh và đối tác của chúng ta cũng cần phải mang gánh nặng này”, - ông nói thêm.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng cuộc xung đột ở Ukraina đã có những yếu tố mang tính toàn cầu sau các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa của phương Tây vào hai tỉnh Kursk và Bryansk của Nga.
Vào tháng 6 ông Putin đã đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraina: Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân lính Ukraina rút khỏi lãnh thổ các khu vực mới của Nga. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm, Kiev phải tuyên bố từ bỏ ý định gia nhập NATO, phải thực hiện phi quân sự hóa và phi phát xít hóa, đồng thời chấp nhận quy chế trung lập, không liên kết và phi hạt nhân. Trong bối cảnh đó Tổng thống Putin cũng đề cập đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với LB Nga.
Sau cuộc tấn công khủng bố của LLVT Ukraina hồi tháng 8 ở tỉnh Kursk, ông Putin nói rằng không thể đàm phán với những kẻ “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân”. Ông Yury Ushakov, Trợ lý Tổng thống Nga sau đó tuyên bố rằng các đề xuất hòa bình của Moskva về giải pháp cho Ukraina mà người đứng đầu nước Nga tuyên bố trước đó vẫn chưa bị hủy bỏ, nhưng ở giai đoạn này, “xét đến cuộc phiêu lưu này”, thì Nga sẽ không nói chuyện với Ukraina.