Việt Nam là ngôi sao đang lên trong top cường quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới

Việt Nam - ngôi sao kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ - đứng thứ 23 trong danh sách các nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới theo công bố của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sputnik
Với thành tích này, hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc về xuất nhập khẩu trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm ngoái đạt 354 tỷ USD, chiếm 1,5% toàn cầu.

Việt Nam đứng thứ 23 trong top 30 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới

Việt Nam – ngôi sao kinh tế mới của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tiếp tục giữ vững vị thế một trong những quốc gia xuất khẩu mạnh mẽ top 30 thế giới.
Cụ thể, theobảng xếp hạng 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được xếp ở vị trí 23 với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 354 tỷ USD. Tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chiếm 1,5% toàn cầu.
Thống kê của WTO cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong năm 2023 đạt 23,8 nghìn tỷ USD, giảm 5% so với năm trước đó. Năm qua, nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim ngạch 3,4 nghìn tỷ USD, bỏ xa Mỹ - quốc gia đứng thứ hai trong bảng xếp hạng (2,02 nghìn tỷ USD).
Khả năng Việt Nam đạt mốc xuất khẩu 400 tỷ USD trong năm nay là rất lớn
Dù vậy, cần nhắc lại rằng, lần gần đây nhất Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là vào năm 1979. Kể từ đó,Hoa Kỳ luôn chứng kiến thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
Đức là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, với kim ngạch năm 2023 tăng 1% so với năm trước đạt hơn 1.6 nghìn tỷ USD dù tăng trưởng kinh tế âm. Hà Lan đứng thứ 4 (935 tỷ USD), Nhật Bản (717 tỷ USD) đứng top 5.
Trong danh sách còn có Ý, Pháp, Hàn Quốc, Mexico, Hongkong, Canada, Bỉ, Anh, UAE, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Ba Lan, Úc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Sẻc.
Riêng khu vực Đông Nam Á dẫn đầu xuất khẩu vẫn là Singapore (476 tỷ USD), kế đó là Việt Nam (354 tỷ USD), Malaysia (313 tỷ USD), Thái Lan (285 tỷ USD), Indonesia (259 tỷ USD).

Xuất nhập khẩu năm 2024 vượt xa mục tiêu kế hoạch được giao

Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trung bình giai đoạn 2019-2023 tăng nhanh nhất thế giới.
Bộ Công Thương Việt Nam cũng vừa công bố những con số thống kê ấn tượng về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong đó cho biết, xuất nhập khẩu năm 2024 của Việt Nam có thể vượt xa mục tiêu kế hoạch được giao.
Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024 khoảng 6%; trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 23 tỷ USD.
11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thu về khoảng 369,93 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.
Đáng nói, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI (20% so với 12,4%) và tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cao hơn so với cùng kỳ năm trước (28% so với 26,8%) cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của khu vực nội.
Nêu kịch bản lý tưởng cho xuất nhập khẩu Việt Nam
Cả nước có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cùng kỳ năm trước chỉ có 33 mặt hàng), chiếm 94,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%).
Và 44 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 5 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 51,4%).
Bộ Công Thương nhìn nhận, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh thương mại của Việt Nam 11 tháng vừa qua, đặc biệt sự phục hồi đơn hàng cũng như lợi thế về giá đã giúp các doanh nghiệp nâng cao giá trị, duy trì xuất siêu ở mức cao, khoảng 24,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn Việt Nam đều có sự phục hồi tích cực. Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng ước đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2%; xuất khẩu sang EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước và xuất sang Nhật Bản ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Điều này được lý giải là do một số thị trường lớn như Mỹ, EU và châu Á tăng trưởng, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam gia tăng.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cũng khẳng định, hiện các doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do.
Các hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP cũng đã tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế với mức thuế ưu đãi và gia tăng khả năng cạnh tranh.
Thảo luận