Theo ông, những điều kiện đó là những đối tượng đó bị các quốc gia ủng hộ nhân dân Palestine cùng xét xử, và các quốc gia ấy có áp dụng án tử hình.
Tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran được đưa ra trong bối cảnh Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào cuối tháng 11 ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Galant theo cáo buộc họ phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza. Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei về việc này tuyên bố rằng phán quyết của ICC là chưa đủ công bằng và ông Netanyahu cần phải bị xử tử.
“Hiện nay, một số quốc gia đã bãi bỏ… án tử hình, tuy nhiên… có hơn 55 quốc gia có luật áp dụng loại hình phạt này, nên hai hoặc ba quốc gia ủng hộ người dân Palestine và phản đối tội ác của chính quyền Israel có thể cùng nhau tổ chức một phiên tòa chung và phán quyết án tử hình đối với những quan chức (Israel) này”, - hãng tin ISNA dẫn lời ông Gharib-Abadi.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran giải thích rằng cách thức này từng được xem xét đối với những tội ác của nhóm khủng bố IS*.
“Các quốc gia từng đau khổ vì tội ác của IS* có thể tập hợp lại và cùng nhau tổ chức một phiên tòa chung”, - ông giải thích.
Nói về khả năng hiện thực hóa việc kết án được đề cập đến ở trên đối với nhà cầm quyền Israel, ông Gharib-Abadi lưu ý rằng “việc thi hành án (tử hình) này có tính chất ràng buộc đến đâu và được đảm bảo theo những điều kiện gì là một vấn đề khác, tuy nhiên, xét từ quan điểm (về sự tồn tại khả năng pháp lý) áp dụng mức án như vậy thì việc đó là có thể”. Thứ trưởng Ngoại giao Iran làm rõ rằng cơ chế tổ chức một phiên tòa chung ở cấp một số quốc gia hoặc cấp khu vực bao gồm thứ nhất là sự nhất trí của các quốc gia đó về vấn đề này, và thứ hai là quốc hội các quốc gia đó chuẩn y việc lập một tòa án như vậy.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga