Kỳ vọng của Việt Nam và “ẩn số” Donald Trump

Nhờ thành công vang dội của năm 2024, có nhiều cơ sở để kỳ vọng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng mạnh từ 10-12% trong năm 2025.
Sputnik
Tuy nhiên, với các biến động hiện nay đặc biệt là biến số thay đổi chính sách dưới thời Donald Trump, chuyên gia cho rằng cần có thêm biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa.

Kỳ vọng xuất khẩu có thể tăng 10-12% năm 2025

Báo Đầu tư dẫn thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, năm nay, ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp. Cả năm nay, xuất siêu đạt 24,1 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Trong đó, xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8% và nhập khẩu ước đạt 379,6 tỷ USD, tăng 16,3%.
Đáng chú ý, hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng trưởng tốt.
Dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng cho hay, xuất khẩu sang ASEAN và các nền kinh tế như EU, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ đều tăng so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang các thị trường đã ký kết FTA đều đạt tăng trưởng cao.
Bước sang năm 2025, Cục Xuất nhập khẩu đề ra chỉ tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10-12% so với năm 2024 và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Dù vậy, theo nhà chức trách và giới chuyên gia, xuất khẩu Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi vẫn tập trung đa phần vào một số thị trường lớn.
Đặc biệt cần lưu ý rằng, các thị trường này có khả năng thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng biến động kinh tế, đòi hỏi phải có chiến lược đa dạng hóa thị trường hiệu quả hơn để duy trì kim ngạch cao.

Biến số Donald Trump

Đặc biệt, Cục Xuất nhập khẩu cũng lo ngại một số biến động chính sách thương mại của các nước lớn khi Mỹ bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới (Donald Trump - PV) bởi đây là yếu tố tác động mạnh và khó đoán định.
Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA để đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ và hạ tầng logistics là điều kiện tiên quyết để nâng cao sức cạnh tranh.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10-12% vào năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng ứng dụng đổi mới công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khuyến khích triển khai các kênh thương mại điện tử theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Các đơn vị cũng cần tăng cường cơ chế kiểm soát rủi ro để chất lượng kiểm tra, giám sát hàng hóa tốt hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu.
Kinh tế Việt Nam xác lập kỷ lục mới
Các ngành chức năng cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp, địa phương mở rộng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như hợp tác chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng qua biên giới.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, khi Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế thế giới đã phục hồi tốt hơn so với dự báo trước đó, lạm phát cũng đã giảm về gần mục tiêu mà nhiều Chính phủ đặt ra.
Kể cả khi Donald Trump thực hiện lời hứa khi tranh cử là sử dụng thuế quan để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, với mức thuế lên đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 20% đối với nhập khẩu từ các nước khác, thì ông Thịnh cũng cho rằng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, linh phụ kiện điện tử, máy tính, … vẫn có lợi thế vì có giá thành thấp hơn Trung Quốc, do đó có thể chiếm lĩnh một phần thị phần tại Mỹ.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng tin rằng, việc lãi suất giảm đồng USD, Euro vẫn có xu hướng trong năm tới, đồng nghĩa với việc các nhà nhập khẩu Mỹ, EU có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu của Việt Nam.

Hỗ trợ tổng thể

Về triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu 12% của nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, cần sự nỗ lực rất lớn bởi hiện Việt Nam vẫn đối mặt với những vấn đề “cố hữu”.
Đó là những tồn tại liên quan đến năng lực cạnh tranh như giá trị gia tăng chưa cao của nghiều ngành hàng chưa cao hay đóng góp vào xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp.
“Dù đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua việc ký kết nhiều các FTA, song thời gian gần quá trình này bị trường yếu đi và các sản phẩm xuất khẩu lại tập trung vào một vài thị trường lại tăng lên”, - tạo chí điện tử Doanh nhân Việt Nam dẫn lời vị chuyên gia lưu ý.
Ngoài ra, ông Thành bày tỏ, có thể những khó khăn này sẽ tăng trong năm 2025, khi nhiều nền kinh tế thế giới - những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024.
Chính sách của Trump liệu có giáng đòn vào nền kinh tế Việt Nam?
“Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam”, - ông nói.
Vậy nên, ngoài khai thông thị trường, tiếp tục vượt qua khó khăn, nâng cao nâng lực cạnh tranh, khéo léo trong quan hệ đối tác cho xuất khẩu thì Chính phủ cần hỗ trợ cho lực lượng doanh nghiệp nội địa để có thể ứng phó với những rủi ro có thể xảy tới.
Thảo luận