Tổng Bí thư gợi mở 3 trụ cột phát triển cho Gia Lai

Sáng 6/1, ở thành phố Pleiku, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Sputnik
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột phát triển cho Gia Lai.
Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị nông sản, chế biến sâu, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế xanh, mũi nhọn bền vững mang bản sắc Tây Nguyên, đóng góp vào ngành du lịch Việt Nam.
Phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc phù hợp với địa phương như công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo.
Để thực hiện được các định hướng trên, Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Tổng Bí thư Tô Lâm đích thân yêu cầu thanh tra 2 dự án BV Bạch Mai và Việt Đức 2
Thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh. Nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đồng thời, đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cũng lưu ý địa phương phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, cùng với đó là đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Tổng Bí thư đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. Yêu cầu tỉnh khẩn trương rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được và các điểm nghẽn phát triển để tháo gỡ, tạo bước đột phá mới.
Trước đó, theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai kiến nghị trung ương quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như:
Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỉ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho tỉnh Gia Lai…
Đánh giá sự phát triển thời gian qua, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho rằng các chỉ số phát triển của Gia Lai đang tụt lại so với các tỉnh thành khác, đặc biệt là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Giao thông kết nối địa phương khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh cũng không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế, quy mô ngành công nghiệp nhỏ.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học
Dù vậy, ông Dũng đánh giá Gia Lai có lợi thế diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, điều kiện khí hậu tốt, vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa đặc sắc, thuận lợi phát triển du lịch, năng lượng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Gia Lai và Tây Nguyên không thể phát triển một mình mà phải gắn với các trục tăng trưởng khu vực duyên hải. Do đó cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây Nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Về dự án này, ông Dũng cho hay Chính phủ thống nhất chuyển sang đầu tư công. Nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin Chính phủ đã giao hai tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này.
Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng và giao cho các địa phương làm trước. Đồng thời đề nghị hai địa phương cần chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng dự án.
Thảo luận