Cụ thể, nợ nước ngoài của nền kinh tế Nhật Bản trong nửa đầu năm ngoái đã giảm gần 7% - xuống còn 4,2 nghìn tỷ USD, còn của Nga - giảm 5%, xuống còn 301,9 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba sau khi giảm được 2% nợ nước ngoài, xuống còn 658,3 tỷ USD.
Ngoài các quốc gia được đề cập ở trên, nợ nước ngoài của Ý là thành viên G20 cũng giảm 0,8%, hiện nước này nợ các chủ thể nước ngoài 2,8 nghìn tỷ USD. Nợ phải trả của Mexico cũng giảm 0,4% xuống còn 591,6 tỷ USD. Nợ của nền kinh tế Đức và Indonesia cũng giảm nhưng chỉ dưới 0,1%, xuống còn 6,7 nghìn tỷ USD và 408,1 tỷ USD theo thứ tự.
Ngược lại, 12 nước còn lại trong nhóm lại gia tăng các khoản nợ đối với chủ thể nước ngoài. Nợ của Ả Rập Saudi tăng nhiều nhất - là 14%, lên 344,8 tỷ USD. Nợ của Ấn Độ tăng không đáng kể, chỉ 5%, lên 682,3 tỷ USD. Kể từ đầu năm ngoái, Trung Quốc đã tăng nợ nước ngoài thêm 4% lên 2,5 nghìn tỷ USD, trong khi Nam Phi, quốc gia có nợ nước ngoài ít nhất trong toàn bộ nhóm G20, đã tăng 3,6% - lên 163,9 tỷ USD.
Quốc gia dẫn đầu về nợ nước ngoài là Hoa Kỳ, nước này tiếp tục tăng nợ - tính đến giữa năm ngoái nền kinh tế Mỹ nợ các chủ nợ nước ngoài 26,9 nghìn tỷ USD, tăng 3,5% so với đầu năm. Canada đã tăng nợ thêm 2,9% lên 3,2 nghìn tỷ USD; Thổ Nhĩ Kỳ - tăng 2,4%, lến đến 512 tỷ USD; Vương quốc Anh, quốc gia chỉ đứng sau Hoa Kỳ về nợ nước ngoài, đã giảm nợ 2,3% xuống còn 9,8 nghìn tỷ USD.
Nền kinh tế Úc nợ các chỉ thể không phải thường trú nhân 1,6 nghìn tỷ USD vào giữa năm, tăng 1,8% so với đầu năm. Argentina đã tăng tổng nợ nước ngoài của mình lên 286,6 tỷ USD từ mức 283 tỷ vào tháng 12/2023, trong khi Brazil tăng nợ lên 741,1 tỷ USD từ mốc 732,7 tỷ đô la cuối năm trước đó. Nợ nước ngoài của Pháp có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nhất - chỉ 0,7%, nhưng nước này đã trở thành nước nợ lớn thứ ba trong G20 với 7,7 nghìn tỷ USD.
Nợ nước ngoài là số nợ của các cơ quan chính phủ, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính và khu vực kinh tế thực thể đối với các chủ nợ nước ngoài.