“Nga vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt qua Ukraina trong suốt thời gian qua. Và Ukraina đã nhận được gần một tỷ USD trong một năm do thuế quá cảnh. Ukraina hiện đã chặn đường ống này và điều này một lần nữa khiến giá khí đốt ở EU tăng cao”, bà Wagenknecht lưu ý.
Chính trị gia này cho biết, chính vì các lệnh trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu đối với Nga mà Đức đã phải thay đổi hoàn toàn hệ thống cung cấp năng lượng. Bà cho biết thêm, tại Đức, an ninh cung cấp năng lượng hiện chưa được đảm bảo và doanh nghiệp không đầu tư vào các quốc gia như vậy.
“Chúng ta nên mua nguồn năng lượng theo tiêu chí giá thấp nhất, nghĩa là nếu người Mỹ cung cấp cho chúng ta khí đốt với giá cạnh tranh thì sẽ không có ai phản đối khí đốt của Mỹ. Vấn đề là chúng ta mua với giá cao gấp ba lần so với mức mà các doanh nghiệp Mỹ phải trả, và tất nhiên, ở mức giá cao hơn nhiều so với những gì chúng tôi phải trả ở Nga”, lãnh đạo SSV nói.
Bà Wagenknecht cho rằng nước Đức đang bị đe dọa bởi quá trình phi công nghiệp hóa. Để tránh điều đó, cần phải giảm giá năng lượng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng lạc hậu và cải cách hệ thống giáo dục ở Đức, chính trị gia nhấn mạnh.
Trước đó, Gazprom cho biết họ đã bị tước khả năng kỹ thuật và pháp lý để cung cấp khí đốt quá cảnh qua Ukraina, do thỏa thuận với NJSC Naftogaz của Ukraina hết hạn từ 8h00 giờ Matxcơva (12h00 giờ Hà Nội) ngày 1/1. Chính quyền Ukraina trước đây đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận quá cảnh.
Trong những năm gần đây, Đức, giống như toàn bộ châu Âu, đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, phần lớn là do các lệnh trừng phạt chống Nga và nước này dần dần từ bỏ các nguồn năng lượng. Ở Đức, tình hình cũng phức tạp do việc ngừng hoạt động song song các nhà máy điện hạt nhân địa phương.