"Liên minh đã nhất trí về điều này vào ngày 30/12/2024 tại Brussels <…>. Rõ ràng việc này sẽ tạo ra một tổ chức phụ thứ hai của NATO ở khu vực Biển Baltic chuyên tập trung vào việc chống Nga", - bài báo cho biết.
Theo ấn phẩm, dự kiến Lực lượng Viễn chinh Chung (JEF) hoạt động từ năm 2018 sẽ tăng cường giám sát các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Biển Baltic.
"Họ đã triển khai Chiến dịch Nordic Warden (Người bảo vệ Bắc Âu) và sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi tàu thuyền và đánh giá rủi ro", - tác giả bài viết.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói với các nhà báo rằng NATO đã quyết định tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở vùng Baltic và gọi quyết định này là "chưa từng có tiền lệ". Theo ông, vẫn chưa chắc chắn có những nước nào tham gia và tham gia như thế nào vào sáng kiến này, nhưng ở đây nói đến cơ sở hạ tầng ngầm dưới nước và trên mặt nước.
Các sự cố liên quan đến thiệt hại về cơ sở hạ tầng ở Biển Baltic xảy ra vào năm 2024. Vào tháng 11, tuyến cáp viễn thông C-Lion1 nối Phần Lan và Đức, cũng như tuyến cáp truyền thông giữa Thụy Điển và Litva, đã bị đứt. Sau đó chính quyền nghi ngờ tàu chở hàng khô Yi Peng 3 của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra vụ việc.
Vào tháng 12 năm ngoái tuyến cáp điện EstLink 2 giữa Phần Lan và Estonia đã bị hư hại, cũng như bốn tuyến cáp truyền thông nối Phần Lan với Estonia và Đức. Các quan chức thực thi pháp luật nghi ngờ tàu chở dầu Eagle S mang cờ Quần đảo Cook đã làm hỏng tuyến cáp này ở Vịnh Phần Lan bằng mỏ neo.
Công ty truyền hình SVT của Thụy Điển dẫn lời Bộ trưởng Phòng vệ Dân sự nước này Carl-Oskar Bohlin hôm thứ Ba đưa tin một tuyến cáp ngầm khác nối Thụy Điển và Phần Lan ở Biển Baltic mới bị hư hỏng mà không rõ lý do.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bày tỏ hy vọng cuộc điều tra sẽ hoàn tất và cơn hoảng loạn trên các phương tiện truyền thông phương Tây về cáo buộc liên quan đến Nga và Trung Quốc trong vụ hư hại cáp ngầm ở Biển Baltic sẽ lắng xuống.