Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Anh không muốn gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraina

Chính phủ Anh phản đối việc gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraina, theo tờ Telegraph trích dẫn nguồn tin từ chính phủ Anh.
Sputnik
Bài báo cho biết: "Bất kỳ hoạt động triển khai quân nào, nếu xảy ra, cũng sẽ gây áp lực đáng kể lên ngân sách của Bộ Quốc phòng vào thời điểm Bộ Tài chính đang tìm cách cắt giảm chi tiêu".
Người ta cũng lưu ý chính phủ Anh rất quan ngại về hậu quả của động thái như vậy đối với đất nước mình.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ở Anh có ý kiến kêu gọi gửi quân tới Ukraina
Một quan chức cho biết: "Có những vấn đề xoay quanh những gì chúng ta có thể hỗ trợ, những gì chúng ta muốn hỗ trợ và câu hỏi rộng hơn về mối đe dọa đối với những binh lính đó có thể là gì và liệu đó có phải là sự leo thang hay không".
Tờ Telegraph cũng đưa tin về cuộc họp bí mật giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để thảo luận về việc gửi "lực lượng gìn giữ hòa bình" chung tới Ukraina sau khi xung đột kết thúc.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.
Thảo luận