Xuất khẩu nhiều nhưng Việt Nam thu về ít, vì sao?

WB dự báo năm 2025 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6%, vẫn thuộc top quốc gia tăng cao nhất của khu vực và thế giới, nhưng mức này thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sputnik
Cạnh đó, WB cũng nhận định rằng, hiện Việt Nam chỉ thu về một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài, do đó, cần chú trọng nâng cao vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu và kết nối các thành phần còn lại của nền kinh tế.

Dự báo mới của WB về kinh tế Việt Nam

Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” tháng 1 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 6,6% trong năm 2025.
Mức dự báo này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo trước đó vào tháng 10/2024 của chính Ngân hàng Thế giới.
Trước đó, WB đánh giá mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 có thể là khoảng 6,5%, giúp Việt Nam một lần nữa trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Vài nét phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2025
Tuy nhiên, so với mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% mà Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra cho năm nay thì mức dự báo tăng trưởng kinh tế này của WB đối với Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều.
Dù lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng có nhiều tổ chức cũng đưa ra dự báo thấp hơn kỳ vọng của Chính phủ.
Điển hình, IMF dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2025, Oxford Economics (6,5%), ADB 6,6%, UOB (7%)…
Dù vậy, với mức kỳ vọng 6,6% mà WB dành cho Việt Nam, nền kinh tế này vẫn duy trì được vị thế đáng kinh ngạc khi có thể là quốc gia tăng trưởng cao thứ ba tại châu Á, xếp sau Bhutan với 7,2% và Ấn Độ với 7,2%.
WB dự báoTrung Quốc 4,5%, Campuchia 5,5%, Philippines 6,1%, Mông Cổ 6,5%. Trong khi đó, với kinh tế thế giới, WB cho rằng, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 2,7% năm 2025 và 2026, không đổi so với 2023 và 2024 nhưng thấp hơn 3,2% của năm 2022.
Trong đó, Mỹ được dự báo tăng 2,3%, Nhật Bản 1,2%, Trung Quốc 4,5%, Liên bang Nga 1,6%, Brazil 2,2%, Ấn Độ 6,7%.
“25 năm tiếp theo sẽ khó khăn hơn 25 năm vừa qua”, Kinh tế trưởng WB Indermit Gill lưu ý.
Kinh tế Việt Nam 2025 phải chú ý những biến số nào?
Đại diện WB tin rằng, các nền kinh tế đang phát triển sẽ mất đi nhiều động lực tăng trưởng và sẽ phải đối mặt với khó khăn như nợ công cao, đầu tư và năng suất lao động thấp, biến đổi khí hậu.
Như Sputnik cũng đã đưa tin, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua cũng dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu.
Con số này tăng so với GDP 433 tỷ USD và vị trí 34 của năm 2023. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 346 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới.

Điểm đáng chú ý

Tại báo cáo mới đây mang tên “Việt Nam 2045 nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi”, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã nêu một sự thật đáng chú ý và những khuyến nghị cần thiết cho Việt Nam nhằm đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Trong đó, Ngân hàng Thế giới nêu quan điểm thẳng thắn rằng, mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam vẫn “chủ yếu dựa vào xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động nhưng đem lại giá trị gia tăng tương đối thấp”, tuy đem lại thành công, nhưng chưa đủ để đưa quốc gia lên nhóm thu nhập cao.
Nói dễ hiểu thì theo WB, Việt Nam chỉ thu về một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của mình.
Kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng hai chữ số để thành nước thu nhập cao
Cạnh đó, hội nhập thương mại ở Việt Nam đến nay chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài thúc đẩy. Tương lai cần tập trung tăng cường kết nối và hiệu lực lan tỏa về năng suất từ doanh nghiệp xuất khẩu sang các thành phần còn lại trong nền kinh tế.
WB tin rằng, điều này sẽ đem lại tác động rất tích cực về tăng trưởng năng suất đồng thời khiến cho các chuỗi cung ứng được ăn sâu bén rễ vào nền kinh tế trong nước.
Tại Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp 73% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, hầu hết doanh nghiệp trong nước có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực không có khả năng giao dịch thương mại, như các lĩnh vực dịch vụ truyền thống, xây dựng hoặc bất động sản, chưa có khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách là nhà cung cấp.
Dẫn chứng năm 2023, chỉ có 18% doanh nghiệp có kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), giảm 17 điểm % so với năm 2009. Chính vì vậy, Việt Nam mới chỉ thu về một tỉ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng xuất khẩu.
Với những gì đã được chứng minh qua kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và hiện nay là Trung Quốc, thì theo WB, Việt Nam cần tiếp tục vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị, nhằm chuyển sang các dịch vụ và chế tạo chế biến mang lại giá trị gia tăng cao hơn, qua cải thiện về công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo.
Trong 40 năm qua, hội nhập toàn cầu là động lực chính giúp Việt Nam phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, với khoảng 50% GDP và việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu.
UOB lạc quan nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7%
Với nền tảng thành công sẵn có, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045. Điều này đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
WB nhận định, thành công của mục tiêu này phụ thuộc vào việc nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là Việt Nam phải thực hiện quá trình chuyển đổi này trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động sâu sắc. Cũng như với những thành tựu trước đây, tiềm năng của Việt Nam chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua liên tục cải cách cơ cấu và đầu tư chiến lược cho kết cấu hạ tầng và vốn nhân lực.

Việt Nam cần tiếp tục vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị

WB cho rằng, chính sách chuyển sang hội nhập các chuỗi giá trị trong nước nên chú trọng củng cố môi trường kinh doanh, cải thiện kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cần triển khai cơ chế tài chính cho chuỗi giá trị, và thiết lập chương trình phát triển các nhà cung cấp.
“Việt Nam cần tiếp tục vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị, nhằm chuyển sang các dịch vụ và chế tạo chế biến mang lại giá trị gia tăng cao hơn, qua cải thiện về công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo”, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị.
GDP Việt Nam cả năm 2024 ước tính tăng 7,09%
Để nâng cao vị thế tham gia trong các chuỗi giá trị toàn cầu, vượt qua những hạn chế mới phát sinh trong nước và giảm nhẹ rủi ro trên toàn cầu, World Bank khuyến nghị 5 gói chính sách bổ trợ nhau cho Việt Nam.
Thứ nhất - hội nhập thương mại sâu hơn – Việt Nam cần tập trung khai thác các hiệp định thương mại đã có như CPTPP, RCEP; giảm rào cản phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, đẩy mạnh kết nối khu vực; phát triển thương mại số và cải thiện quản lý biên giới.
Thứ hai, tăng cường liên kết doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
World Bank khuyến nghị: “Việt Nam cần tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để nâng cao năng suất và tạo giá trị gia tăng nội địa. Triển khai các cơ chế tài chính chuỗi cung ứng và chương trình phát triển nhà cung cấp”.
Thứ ba, chuyển đổi mô hình sản xuất sang công nghệ cao. Theo đó, Việt Nam cần tăng cường dịch vụ hóa xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào gia công, lắp ráp giá trị thấp. Cần hạ rào cản đầu tư vào dịch vụ viễn thông, tài chính và vận tải; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ hiện đại.
Thứ tư, nâng cấp lực lượng lao động. Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục đại học, đào tạo kỹ thuật và phát triển kỹ năng chuyên sâu. Việt Nam cần khuyến khích đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học, công nghệ.
“Việt Nam cần cải cách giáo dục hướng đến nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động”, WB nhấn mạnh.
Doanh thu PVN bằng 9% GDP Việt Nam
Thứ năm, hướng đến phát triển bền vững, giảm thải carbon. Việt Nam cần chuyển sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cần đầu tư hạ tầng năng lượng sạch và tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu; định giá carbon và khuyến khích áp dụng công nghệ xanh.
Thảo luận