Mặc dù gần đây ông Trump đe dọa áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới lên Nga nếu nước này không bắt đầu đàm phán với Ukraina, "quan trọng là phải nhìn nhận khách quan thị trường toàn cầu, và trong bối cảnh đó, 10 năm trừng phạt ngày càng gia tăng đã cho phép và củng cố Nga, nước này gần như đã hoàn toàn rời khỏi các thị trường phương Tây, chuyển hướng sang nhiều quốc gia châu Á và Nam Bán cầu…", Paul Goncharoff, nhà phân tích tài chính kỳ cựu và CEO của công ty tư vấn Goncharoff LCC, nói với Sputnik.
"Cuối cùng, cuộc gọi sẽ đến từ Washington và Brussels khi họ nhận ra họ không còn là những đối tác thương mại và tài chính không thể thay thế, cả trong thực tế lẫn trong nhận thức", - ông nhấn mạnh.
Tối hậu thư của Trump
Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố rằng ông không muốn gây hại cho Nga và kêu gọi chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, đồng thời đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và thuế quan mới lên toàn bộ hàng xuất khẩu của Nga sang Mỹ nếu không đạt được thỏa thuận.
Ngược lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định rằng mục tiêu giải quyết xung đột ở Ukraina không phải là một lệnh ngừng bắn tạm thời và thời gian nghỉ ngơi để tái tổ chức lực lượng và tái vũ trang nhằm tiếp tục xung đột sau đó, mà là một nền hòa bình lâu dài.