Biển Đông

Trung Quốc buộc 3 máy bay Philippines rời khỏi khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông

Quân đội Trung Quốc đã buộc ba máy bay của Philippines ra khỏi không phận gần quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở Biển Đông, nơi Trung Quốc áp đặt chủ quyền. Đây là thông tin của ông Điền Quân Lý (Tian Junli), phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của Quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết.
Sputnik
"Vào ngày 20 tháng 2, hai máy bay C-208 và một máy bay N-22 của Philippines đã xâm phạm trái phép không phận gần quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) của Trung Quốc", - ông Điền Quân Lý viết trong tài khoản WeChat chính thức của Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam của PLA.
Ông lưu ý rằng các đơn vị trực thuộc Chiến khu Nam "đã kiểm soát toàn bộ tình hình, đưa ra cảnh báo và "đuổi" máy bay Philippines ra khỏi không phận nói trên.

"Philippines ban đầu gây ra các sự cố rồi sau đó biến đen thành trắng để thúc đẩy các yêu sách phi pháp của mình. Chúng tôi nghiêm khắc cảnh cáo Philippines rằng những thủ đoạn vụng về này chắc chắn sẽ thất bại", - ông Điền Quân Lý nhấn mạnh.

Biển Đông
Quân đội Trung Quốc cáo buộc Philippines cố ý phá hoại hòa bình ở Biển Đông
Trung Quốc tranh chấp trong nhiều thập kỷ với một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu lãnh thổ đối với một số đảo ở Biển Đông, nơi phát hiện trữ lượng dầu khí đáng kể trên thềm lục địa này. Chúng ta nói về quần đảo Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Hoàng Nham (Rạn san hô Scarborough). Những tranh chấp này liên quan đến Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines ở các mức độ khác nhau.
Tình hình trong khu vực thường phức tạp do sự đi qua của tàu chiến Mỹ, mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington tuyên bố tàu Mỹ sẽ đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, sau yêu sách của Philippines, ra phán quyết Trung Quốc không có cơ sở cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án quyết định các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa (Nansha) không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó, Bắc Kinh trả lời họ không coi quyết định của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague là có hiệu lực và không công nhận hay chấp nhận phán quyết đó.
Thảo luận