Nhà ngoại giao Nga nêu ý kiến: “Khoảng một năm trước, ông Hatoyama có dự định đến Tehran. Người gọi điện cho ông nói không nên làm điều này thậm chí là thám tán chứ không phải đại sứ Mỹ. Chính khách vô cùng bất bình khi một nhà ngoại giao tầm thường dám ra điều kiện với ông, một nhân vật nổi bật của quốc gia độc lập, việc gì có thể và việc gì không nên làm. Cuối cùng, ông vẫn quyết định đi Tehran.”
“Bây giờ, chính phủ Nhật Bản lại khuyên ông Hatoyama đừng đến Crưm. Họ đã không khôn ngoan khi hùa theo phong trào chỉ trích Nga dường như o ép phe đối lập và trong vấn đề Ukraina. Nhưng các nhà đối lập của chúng ta đều tự do đi lại tới các nước, họ không phải nghe lời khuyên chỗ nào nên đi còn chỗ nào thì không. Vì thế, trong trường hợp ông Hatoyama chúng ta thấy một sự vi phạm nghiêm trọng quyền của một con người đồng thời là nhân vật chính trị nổi bật.”
“Nhật Bản không công nhận sự sáp nhập của Crưm với Nga. Đó là quyền của họ. Nhưng điều này không có nghĩa người Nhật không thể đến Crưm với tư cách dù là cá nhân. Rõ ràng, Nhật Bản muốn làm vừa lòng Mỹ. Như thế liệu có nghĩa người Nhật cư xử không nhất quán. Một mặt, họ nói muốn cải thiện quan hệ với Nga nhưng mặt khác ra sức cản trở, làm các mối liên lạc không những không được khôi phục mà càng thêm phức tạp.”
Nhà ngoại giao Alexandr Panov: “Làm sao có thể so sánh Crưm với các vấn đề lãnh thổ khác, chẳng hạn như Senkaku/Điếu Ngư? Bán đảo Crưm có 2 triệu người sinh sống, phần lớn trong số họ đã có nhận thức và tự nguyện đi bỏ phiếu ủng hộ sự sáp nhập với Nga vào mùa xuân năm ngoái. Còn Senkaku là đảo đá không người. Biết hỏi ai hay hỏi bầy chim ở đấy xem chúng muốn sống với Trung Quốc hay Nhật Bản? Đánh đồng những vấn đề chẳng hề giống nhau, Nhật Bản đang tự mình gây phức tạp cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Hiện người Nhật tiếp tục chồng lên những lập luận mới: giàng buộc "vùng lãnh thổ phía Bắc" với Crưm, cho rằng thủ tướng Shinzo Abe phải tránh đến Moskva dự kỷ niệm chiến thắng phát xít vì động thái sẽ bị hiểu là sự công nhận kết quả Hội nghị Yalta và quyết định giao lại Nam Kuril cho Liên Xô. Cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi cũng đến Moskva vào tháng 5 năm 2005, nhưng không ai cho rằng, ông đã thừa nhận chủ quyền của Nga đối với Nam Kuril.”
Hành vi của Tokyo chỉ càng cho thấy, người Nhật không muốn giải quyết dứt điểm các vấn đề lãnh thổ, — chuyên gia Nga kết luận.