Làm sáng tỏ bí ẩn của sóng biển khổng lồ có sức tàn phá khủng khiếp

© Flickr / Bryan AdamsSóng biển khổng lồ
Sóng biển khổng lồ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sóng biển khổng lồ với sức tàn phá khủng khiếp được gọi là sóng lừng

Trong số các nhà khoa học trẻ được tặng giải thưởng này có nhà hải dương học, Tiến sĩ Vật lý và Toán học Irina Didenkulova. Cô đã phát triển mô hình vật lý và toán học đối với các thảm họa trên biển và tạo ra catalog đầu tiên trên thế giới về sự xuất hiện sóng lừng trên đại dương thế giới.

Mới gần đây các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc về những con sóng biển khổng lồ với sức tàn phá khủng khiếp được gọi là sóng lừng (max wave). Đến nay chưa có biện pháp nào để bảo vệ khỏi sóng lừng, và không thể dự đoán sự xuất hiện của nó. 20 năm trước đây, người ta không tin vào những câu chuyện về hiện tượng tự nhiên khủng khiếp đó, mặc dù những truyền thuyết về “sóng lừng” được biết đến từ thời những cuộc thám hiểm đầu tiên. Song, các nhà khoa học thiếu những bằng chứng cụ thể, bởi vì ít có cơ hội tìm thấy bất kỳ người sống sót sau cuộc gặp với "con sóng chết người". Theo lý thuyết cổ điển về sóng biển trong ngành hải dương học, trên đại dương thế giới không thể xuất hiện sóng biển cao hơn 20,7 m. Tuy nhiên, ngay trong năm 1980, phó thuyền trưởng tàu chở dầu “Esso Languedoc” của Pháp ông Philippe Leageourđã có thể chụp ảnh "con sóng sát thủ" cao hơn 30 mét. Tàu Esso Langedoc vẫn còn may mắn vì sóng lừng chỉ lướt qua. Năm 1995, cảm biến laser trên giàn khoan "Dropner" của Na Uy ở vùng Biển Bắc đã ghi nhận với độ chính xác cao cú đánh mạnh của con sóng cao hơn 27 mét đang di chuyển với tốc độ 70 km/giờ! Các nhà khoa học đã phải thừa nhận sự tồn tại của sóng biển khổng lồ, dù vẫn chưa thể mô hình hoá toán học quá trình hình thành sóng lừng.

Cô Irina Didenkulova là người đầu tiên phát triển phương pháp mới để mô hình hóa toán học quá trình này, cô đã thực hiện bước đầu tiên để đối phó với thảm họa này. Người hướng dẫn khoa học cho cô Irina, Giáo sư Andrey Kurkin, Trưởng Khoa Toán Ứng dụng của Đại học Kỹ thuật Quốc gia Nizhny Novgorod, giải thích thêm như sau: Sóng thần là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ trái đất mà các cảm biến trên mặt đất có thể ghi nhận để cảnh báo trước khi sóng thần ập đến. Khác với sóng thần, sóng lừng xuất hiện từ giữa mặt biển phẳng lặng. Bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến. Ở đây không thể thiếu sự phân tích toán học.

Giáo sư Andrey Kurkin cho rằng, các nhà khoa học Nga đã đạt được tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sóng lừng phần nhiều nhờ sự hợp tác với các đối tác nước ngoài. Chương trình nghiên cứu chung của Nga và Na Uy đã mang lại kết quả lớn nhất: “Các nhà khoa học Na Uy bắt tay nghiên cứu hiện tượng sóng lừng để đảm bảo hoạt động ổn định của các giàn khoan dầu trên biển. Bây giờ chúng ta đang tham gia vào dự án chung, và cố gắng dự đoán sự xuất hiện của “cơn sóng lừng”. Chúng tôi đã biết nguyên nhân hình thành sóng lừng, nhưng, chưa thể dự đoán địa điểm và thời điểm cụ thể xuất hiện cơn sóng khủng khiếp”.

Tất nhiên, mô hình toán học dựa trên kết quả các cuộc thí nghiệm. Giáo sư Kurkin nói tiếp: “Kể từ năm 2006, chúng tôi thực hiện các cuộc thí nghiệm ở vùng ven biển của Nhật Bản và vùng biển Okhotsk. Nhiệm vụ của chương trình này là phát triển tổ hợp kỹ thuật robot chuyển động độc lập để ghi nhận những thay đổi trên mặt nước tại các điểm nhất định. Kết quả xử lý dữ liệu thu được cho phép chúng tôi biết rõ: ở khu vực quan sát đã có bao nhiêu con sóng cực lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Dữ liệu thống kê là cơ sở cho mô hình toán học để dự đoán sự xuất hiện của sóng lừng trong khu vực nghiên cứu”.

Theo ý kiến của Giáo sư Andrey Kurkin, kết quả nghiên cứu của cô Irina Didenkulova có giá trị thực tiễn rất lớn. Đến nay, dựa theo lý thuyết cũ về nguồn gốc của những con sóng, thậm chí các tàu biển khổng lồ được thiết kế chế tạo để chịu được các con sóng với lực ép mạnh đến 16 tấn trên một mét vuông. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sóng lừng cao 30 mét có lực ép 100 tấn trên một mét vuông! Giáo sư Kurkin rất coi trọng nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho các tàu biển khi gặp phải con sóng khổng lồ. Theo lời ông Kurkin, các nhà khoa học đang thiết kếkết cấu vỏ tàu mới có thể chịu đựng sức ép của sóng lừng. Hy vọng rằng, trong tương lai, cuộc gặp với “con sóng chết người” sẽ không dẫn đến hậu quả khủng khiếp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала