Nước này đã xuất khẩu được 10,8 triệu tấn gạo, tức là nhiều hơn 64% so với năm 2013. Trước đây Thái Lan đã mất vị trí dẫn đầu thế giới phần lớn là do chính sách của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra thường sử dụng chủ nghĩa dân túy.
Nếu nói về Nga thì Thái Lan, cùng với Việt Nam, là hai nhà cung cấp gạo lớn nhất. Trong năm 2014 Nga đã nhập khẩu khoảng 250 nghìn tấn gạo và xuất khẩu khoảng 200 nghìn tấn. Vấn đề là ở chỗ: Nga trồng những giống lúa hạt tròn và hạt trung, và nhập khẩu gạo hạt dài. Giám đốc điều hành của Liên minh Lúa gạo miền Nam Nga Mikhail Radchenko cho biết: “Trong năm 2014, Nga đã thu hoạch 1 triệu 138 nghìn tấn gạo, trong đó 90% được thu hoạch ở miền Nam, khu vực Krasnodar. Đây là một vụ thu hoạch kỷ lục. Sản lượng — 71 tạ/ha là cao hơn so với Tây Ban Nha và Ý, chưa kể đến các nước châu Á. Khu vực này là địa bàn trồng lúa phía Bắc nhất trên thế giới. Chúng tôi trồng những giống lúa ưu tú do các nhà khoa học Nga chọc lọc. Nga tự cung tự cấp lúa gạo hạt tròn và xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó nước này bán lại lúa gạo Nga cho Libya, Syria và các nước khác ở khu vực Địa Trung Hải. Gạo hạt tròn cũng được xuất khẩu từ Nga sang các nước CIS — Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan. Và lúa gạo hạt dài thì Nga phải nhập khẩu – đó là gạo “hoa nhài trắng”, basmati và những giống khác không thể được trồng trên lãnh thổ của Nga do điều kiện khí hậu. Các giống này có thời gian sinh trưởng 140-145 ngày. Trong khi giống lúa hạt tròn chỉ có 130-135 ngày”.
Song, trong tương lai gần tình hình sẽ thay đổi. Ông Mikhail Radchenko nói: “Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu lúa gạo ở khu vực Krasnodar đang chọc lọc những giống lúa hạt dài với thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Sau 3-5 năm, chúng tôi sẽ có thể trồng những giống này ở Nga”.
Cơm, gạo chiếm một vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn, bữa ăn của người Nga. Với sự hỗ trợ của nhà nước rất cần thiết trong việc sản xuất cây lương thực quan trọng này, Nga sẽ tự cung tự cấp lượng lúa gạo đầy đủ với các giống khác nhau, mà không cần nhập khẩu từ nước ngoài.