Việc thông qua văn kiện này cho thấy rằng, Trung Quốc nhận thức được về mối nguy cơ khủng bố đã gia tăng thời gian gần đây, và chủ trương đóng góp vào cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Đó là ý kiến của chuyên gia Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện Á Phi thuộc trường Đại học tổng hợp MGU.
Trong mấy năm qua, ở Trung Quốc đã xảy ra một loạt sự cố có liên quan đến hoạt động của các tổ chức cực đoan và khủng bố. Nguy cơ khủng bố đã trở thành một trong những yếu tố phá hoại sự ổn định nội bộ Trung Quốc.
Trong thời gian tiến hành kỳ họp lần này của NPC, tại thành phố Quảng Châu đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao. Sự cố này thật đáng buồn. Ở đây có thể nhắc nhở về vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam, làm 29 người thiệt mạng. Chính quyền Trung Quốc đã gọi vụ tấn công tại Côn Minh là một hành động khủng bố. Theo truyền thông Trung Quốc, khi đó cảnh sát đã bắn chết ít nhất bốn kẻ khủng bố.
Trong những trường hợp gần đây, đối tượng tấn công của bọn cực đoan là những người dân thường. Những kẻ khủng bố muốn gây hoảng loạn, dọa dẫm người dân. Chiến lược được áp dụng ở Trung Quốc rất giống các hành động của al-Qaeda hoặc các tổ chức liên kết với nó. Vào thời điểm nhất định, mạng lưới khủng bố đã từ chối cơ chế tập trung, những thành viên của nó đi khắp thế giới, các thủ lĩnh củ al-Qaeda cho phép chúng hành động theo ý mình. Những vụ tấn công đúng mục tiêu gây sự sợ hãi lớn hơn so với hành động khủng bố quy mô lớn.
Cần phải nhắc lại rằng, trong nhiều năm liền, cuộc đấu tranh của các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc chống lại các phần tử cực đoan ở Tân Cương đã bị chỉ trích ở phương Tây. Báo chí phương Tây quả quyết rằng, Trung Quốc vi phạm quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Nhận được sự ủng hộ của phương Tây, những kẻ cực đoan hành động ngày càng ráo riết. Bây giờ không có nghi ngờ gì rằng, Trung Quốc (cũng như các nước phương Tây) đang bị đe dọa khủng bố.
Tuy nhiên, dự luật mới đang bị chỉ trích. Ví dụ, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát Internet để phát hiện và điều tra tội phạm khủng bố. Washington coi đó là hành vi vi phạm quyền tự do Internet. Có vẻ là, các nhà ngoại giao Mỹ cấp thông tin sai lạc cho vị tổng thống của họ. Dự luật của Trung Quốc nói rõ rằng, "các dữ liệu kiểm soát có thể được sử dụng chỉ vào mục đích đấu tranh chống khủng bố”. Trong bối cảnh Mỹ thiết lập hệ thống gián điệp toàn cầu, mà Edward Snowden đã vạch trần, Mỹ không có quyền “dạy bảo” các nước khác phải làm thế nào để đối phó với sự hiện diện của những nhóm khủng bố trên mạng Internet. Có vẻ là, Washington không nhìn thấy các bộ phim ghê gớm phân phối bởi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo.
Phương Tây lo ngại với việc Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng vũ trang trong các chiến dịch ở nước ngoài. Điều 76 của dự luật quy định rằng, Quân đội Giải phóng nhân dân, lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc có thể đưa các đơn vị ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố. Song, trên thực tế, dự luật mới chỉ tạo cơ sở pahp lý cho thực tế hiện có. Ví dụ, như được biết, Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận chống khủng bố trong khuôn khổ SCO. Ngoài ra, quân nhân Trung Quốc, cùng với các đồng nghiệp từ Thái Lan, Myanmar và Lào tiến hành những chiến dịch chống lại các nhóm bất hợp pháp ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất nhiên, với đạo luật này Trung Quốc có thể mở rộng sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố. Chắc là, những quốc gia khác cũng quan tâm đến điều đó, đặc biệt khi tình hình xung quanh Afghanistan có thể xấu đi sau khi quân đội liên minh rút khỏi nước này mà vẫn không thực hiện được nhiệm vụ lập lại trật tự ở đây.