"Fukushima" cần lối tiếp cận không khuôn mẫu

© AP Photo / Tom CurleyNhà máy điện nguyên tử Fukushima-1
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản 4 năm sau thảm họa động đất

Hôm nay là tròn 4 năm kể từ cái ngày định mệnh ấy, khi do hệ quả của trận động đất mạnh và tiếp theo là sóng thần dữ dội ngày 11 tháng Ba năm 2011 tại Nhật Bản đã có 18 nghìn người thiệt mạng và mất tích. Hơn 350.000 người bị mất nhà cửa, còn 600.000 người khác buộc phải sơ tán. Sóng thần dâng cao 14 mét làm ngập bốn trong sáu tổ máy của cơ sở điện hạt nhân "Fukushima-1" và vô hiệu hóa hệ thống làm mát các lò phản ứng. Trong khu vực bị ảnh hưởng cho đến nay vẫn tiếp diễn những công việc qui mô để phục hồi, dự kiến là đến năm 2021 mới hoàn tất, vào dịp tưởng niệm 10 năm thảm họa.

Cầu nguyện tưởng nhớ các nạn nhân của trận động đất gần Tokyo. - Sputnik Việt Nam
Bốn năm thảm họa động đất ở Nhật Bản

Suốt 4 năm qua tại Nhật Bản duy trì công việc liên tục không ngừng nghỉ để thanh toán hậu quả tai nạn cả ở bên trong nhà máy. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là xử lý chất thải phóng xạ lỏng (LRW). Ngay sau khi xảy ra tai nạn, để làm mát các khu vực nguy kịch nhất trong tổ máy 1, 2 và 3,  mỗi ngày đêm đều rót vào từ 100-300 tấn nước. Đồng thời hàng ngày khoảng 400 tấn chất lỏng từ nước ngầm được bơm vào các buồng ở tầng thấp của nhà máy. Như vậy, cho đến nay, tổng số chất lỏng tích tụ trong những container đặc biệt và dự kiến dùng để làm sạch nước nhiễm xạ là khoảng 240.000 tấn.

Ông Rafael Arutyunyan Phó Viện trưởng Viện An toàn phát triển năng lượng hạt nhân nêu nhận xét bình luận về thực trạng này:
"Tại Chernobyl cũng đã có tình trạng tương tự: các khu vực chủ đạo cũng bị phá hủy, cũng tồn đọng nhiều nước phóng xạ. Nhưng ở Fukushima tình huống với nước khá đặc biệt vì diễn ra sự tích tụ liên tục. Nhưng giải quyết  vấn đề là chuyện khả thi. Có các trạm để xử lý chất thải phóng xạ lỏng thành dạng bã khô, sau đó đem chôn vùi theo cách thông thường trong dạng chất rắn. Nhưng khúc mắc là ở chỗ, trong mấy năm qua, trong khi mỗi ngày đều bổ sung nước với khối lượng lớn, mọi nỗ lực để nâng tầm chế biến lên hiệu suất cao chưa đạt kết quả. Vì thế cứ liên  tục gia tăng dung tích chất thải lỏng, dồn đầy tràn những container đặt trên địa bàn Fukushima. Tất nhiên, đây là đối tượng không bình thường, đòi hỏi những giải pháp công nghệ phi chuẩn mực dành cho nó. Trong tình trạng không ngừng tích tụ chất thải, vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi, điều gì sẽ xảy đến trong 4, 5, 10 năm nữa. Rõ ràng cần có chiến lược lâu dài với giải pháp sâu sắc và linh hoạt hơn. Và phải sử dụng toàn bộ kho tàng kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực này…".

Qua chuyến thanh sát đánh giá thực trạng công việc ở Fukushima hồi tháng Hai năm nay, các chuyên viên IAEA kiên quyết khuyến nghị Nhật Bản khôi phục kiểm soát với khâu xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy ra biển. Đây là "thực tiễn phổ biến trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn thế giới", — người đứng đầu nhóm thanh tra của IAEA, ông Juan Carlos Lentiho Trưởng ban chu trình nhiên liệu và quản lý chất thải công nghệ hạt nhân thuộc tổ chức chuyên trách nêu nhận xét. 

Vấn đề không kém phần bức thiết là cất giữ chất thải phóng xạ dạng rắn và rác nhiễm xạ, đã tích tụ tới khoảng 30 triệu tấn. Trong tháng Giêng, đã bắt đầu xây dựng những căn hầm bảo quản đặc biệt. Tuy nhiên, sau thời hạn 30 năm, toàn bộ chất thải trong những căn hầm này lại cần được di dời đến vị trí khác.

Nhân dịp mốc 4 năm đánh dấu vụ tai nạn nặng nề tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Chính phủ Nhật Bản dự định cấp kinh phí bổ sung cho hoạt động khôi phục các khu vực miền đông-bắc đất nước và chuẩn bị để có thể sẵn sàng đương đầu với thảm họa thiên nhiên tiềm ẩn. Ngoài ra, trong tháng Tư năm nay sẽ tiến hành cuộc kiểm tra đầu tiên với những nhân viên tham gia khắc phục tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima-1", để xem xét và xử lý mức phơi nhiễm ở những người đã làm việc trên địa bàn này từ tháng Ba đến tháng Chạp năm 2011. Còn chu trình tháo dỡ toàn bộ nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn, theo đánh giá của giới chuyên viên, sẽ mất khoảng 40 năm, mặc dù chính quyền đang tìm cách để rút ngắn thời hạn đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала