Trong bốn năm tới nước này sẽ nhận được 17,5 tỷ USD. Tuy nhiên, các khu vực của Ukraina bị thiệt hại do hành động chiến sự sẽ không nhận được khoản tiền này. Chính quyền Kiev vẫn không chú ý đến các vấn đề của khu vực Đông Nam, và không vội vàng ngừng phong tỏa kinh tế Donbass như được ghi trong thỏa thuận Minsk.
Các chuyên gia của Liên minh châu Âu, Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới đã tính toán rằng, cần phải chi 1,5 tỷ USD để khôi phục lại khu vực Donbass bị phá hủy. Các đại diện của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk nói lên con số lớn hơn nhiều — hơn 15 tỷ USD. Theo ước tính của họ, trong thời gian chiến tranh kéo dài gần một năm, hơn một nửa cơ sở công nghiệp và cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy, kể cả nhiều đường giao thông, trường học, bệnh viện, nhà ở. Khi nào và ai sẽ chi trả cho sự khôi phục lại các cơ sở đó thì vẫn chưa rõ. Nhưng, chính quyền Kiev rõ ràng không có ý định đầu tư vào nền kinh tế của khu vực Đông Nam. Nhà phân tích chính trị của Ukraina Aleksandr Dudchak nói: “Theo tôi nghĩ, Kiev sẽ không cấp tiền để xây dựng lại các khu vực không nằm dưới sự kiểm soát của họ. Và thậm chí các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Kiev trên địa bàn Donbass thì cũng không có khả năng nhận được những khoản tiền của IMF. Rõ ràng là, Ukraina đang chuẩn bị nối lại chiến sự, vì thế không thể nói về việc khôi phục lại các cơ sở bị phá hủy. Tất nhiên, Kiev vẫn quả quyết về điều đó, thảo luận về mục tiêu này và yêu cầu châu Âu cấp thêm tiền để khôi phục lại Donbass. Nhưng, trên thực tế, sẽ không có sự khôi phục”.
Chuyên gia của trường Đại học MGIMO Aleksey Potemkin, thành viên cộng đồng các nhà lãnh đạo trẻ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nhận xét rằng, tất cả mọi người đều thấy rằng, tình hình kinh tế ở Ukraina là rất phức tạp, nước này đang phải đối mặt với lạm phát phi mã, tỷ giá hối đoái đồng grivna thay đổi nhiều lần trong ngày. Rõ ràng là, chế độ hiện nay ở Kiev chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực. Khi tình hình căng thẳng giảm bớt, giao tranh lắng xuống, thì người dân sẽ nhận thức được về các vấn đề xã hội và kinh tế. Họ sẽ thấy rằng, không có một kẻ thù bên ngoài mà các phương tiện truyền thông của Ukraina liên tục nói tới, sẽ thấy tình hình đáng buồn: không có đường giao thông, không có lương thực, không có hệ thống cấp nước. Và để giải quyết những vấn đề này, chính quyền sẽ phải làm việc với nhân dân, khôi phục lại những vùng bị phá hủy”.
Trong khi đó, các nhà chức trách Ukraina không để ý đến các vấn đề của khu vực Đông Nam. Kiev cũng không vội vàng thực hiện thỏa thuận Minsk, đặc biệt điều khoản nói về ngừng phong tỏa kinh tế khu vực Donbas. Trong mấy tháng liền, cư dân của Donetsk và Lugansk không nhận được tiền lương và lương hưu. Nga kêu gọi Đức và Pháp — hai nước thành viên cuộc đàm phán Minsk — cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Kiev để khôi phục lại dịch vụ ngân hàng cho người dân ở khu vực phía Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm bình thường hóa tình hình nhân đạo và kinh tế tại Donbass. Liệu Kiev — đối tác trong định dạng “bộ tứ Normandie” – sẽ nghe lời kêu gọi này?