Hệ thống tên lửa "Bastion" của Nga bảo vệ Crym và Việt Nam

© Sputnik / Oleg Lastochkin / Chuyển đến kho ảnhTàu ngầm "Varshavyanka"
Tàu ngầm Varshavyanka - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Việt Nam hài lòng với tiến trình và chất lượng thực hiện hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Nga dự án 636.1.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã cho biết điều này tại Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và hải quân quốc tế LIMA-2015 đã khai mạc vào ngày 17 tháng 3 tại Malaysia.  

Quan sát viên của đài chúng tôi Aleksei Lenxov viết, Nga thực hiện đúng hạn định các cam kết của mình theo hợp đồng với Việt Nam trị giá khoảng hai tỷ USD. Nga đã chuyển giao cho khách hàng ba trong số sáu tàu ngầm do Việt Nam đặt mua. Hai chiếc tàu ngầm đầu tiên "Hà Nội" và "Thành phố Hồ Chí Minh" đã được đưa vào biên chế, và chiếc tàu ngầm thứ ba — "Hải Phòng" — đang hiện diện ở cảng Cam Ranh. Như dự định, chiếc tàu thứ 6 sẽ được cung cấp vào năm 2016. Các tàu ngầm lớp này có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển ở độ sâu với tốc độ 37 km/giờ. Chiếc tàu ngầm dài 74 mét rộng 10 mét cùng thủy thủ đoàn 52 người có khả năng bơi độc lập tới một tháng rưỡi, có trang bị ngư lôi, mìn và tổ hợp tên lửa "Club" tầm bắn 300 km.  Khác với tàu ngầm của các nước khác — tàu ngầm lớp này có độ ồn thấp, rất khó bị các phương tiện thủy âm phát hiện.  Các chuyên gia phương Tây không vô tình gọi chiếc tàu này là "hố đen trong đại dương."Chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin cho biết:

"Các tàu ngầm có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Với sự giúp đỡ của các chiếc tàu ngầm, Việt nam sẽ có thể bảo vệ hiệu quả lãnh hải của mình, vùng ven biển, các giàn khoan dầu và hải đảo của mình".

Quan sát viên Aleksei Lenxov viết tiếp, đã gần 7 thập kỷ, vũ khí Nga có mặt ở các binh chủng của quân đội nhân dân Việt Nam. Các lô hàng đầu tiên của vũ khí bộ binh và pháo binh cao xạ đã được cung cấp cho quân đội nhân dân Việt Nam vào đầu những năm 50 thế kỷ trước. Năm 1954, các pháo phản lực"Katyusha" của Nga đã giúp giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. Vào những năm 60-70, các tên lửa và máy bay của Nga đã bắn rơi khoảng 1.700 máy bay địch trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Chiếc xe tăng của Nga đã húc đổ cổng Dinh Độc lập ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nếu nói về thời đại hiện nay, thì trong những năm gần đây, Nga và Việt Nam đã ký kết hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí tổng trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Và tất cả các hợp đồng này đã được thực hiện thành công hoặc đang được thực hiện.
Việt Nam đã nhận được các hệ thống tên lửa phòng không "Tor", "Buk" và C-300, là các thiết bị tối tân đáng kể so với tổ hợp "Dvina" mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến thứ hai. Các máy bay trực thăng của Nga, chủ yếu loại "Mi-8" hiện phục vụ cho Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Các tàu tuần tra loại "Gepard" dung tích 2.100 tấn và tốc độ 28 hải lý, được thiết kế dành để tìm kiếm phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, ngầm dưới nước và trên không. Trang bị trên tàu gồm bốn bệ phóng pháo chống hạm và hai dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm, máy bay trực thăng và pháo 76-mm.
Tàu tuần phòng lãnh hải "Svetlyak" có chức năng bảo vệ biên giới biển trong khu vực 200 dặm ven bờ. Với dung tích 375 tấn, chiều dài 50 mét, tàu đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý. Sau khi xem xét mẫu tàu tuần phòng mang tên lửa "Molnya" mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam, ban lãnh đạo Việt Nam đã nêu đề xuất ký kết thỏa thuận liên Chính phủ để triển khai sản xuất tại Việt Nam hơn chục chiếc tàu loại này với giấy phép của Nga.
Hiện diện tại Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa Nga "Bastion". Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình "Yakhont". Đó là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu thanh với đầu đạn nặng hơn 200 kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km vuông. Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa "Bastion". Điều quan trọng là chính các tổ hợp tên lửa "Bastion" đã được bố trí trên bán đảo Crym, khu vực một năm trước trở về với Nga, sau khi gần bờ biển Crym xuất hiện các tàu chiến Mỹ. Sau khi nhận thấy "Bastion", các tàu chiến Mỹ ngay lập tức rút khỏi khu vực.  
Trong danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự mà Việt Nam đặt mua ở Nga trong những năm gần đây có cả máy bay "Su-30MK2" sẽ thay thế các máy bay "MiG" đã được sử dụng trong thời gian cuộc kháng chiến thứ hai. Theo hai hợp đồng đã được thực hiện, quân đội Việt Nam nhận được 20 chiếc máy bay. Nga đã chuyển giao cho phía Việt Nam 2 chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay của hợp đồng thứ ba. Khác với MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật nhẹ, "Su" là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Chiều dài máy bay — 22 mét, độ sải cánh — gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa — 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất — hơn 17 km, tốc độ tối đa trên cao — 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu — 3000 km. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom, trên máy bay lắp đặt pháo 30 ly.

Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Việt Nam đang phát triển ổn định. Tổng biên tập báo "Quân đội nhân dân", Trung tướng Lê Phúc Nguyên nói:

"Kể từ thời Xô Viết, Nga là đối tác truyền thống của chúng tôi. Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa hai nước đã đạt được một chiều hướng mới, nhờ đó Việt Nam có một cơ hội tuyệt vời để tăng cường sức mạnh quốc phòng. Nga thực hiện kịp thời và đầy đủ tất cả các hợp đồng và thỏa thuận về cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Nga là đối tác đáng tin cậy của chúng tôi".
Về số lượng công ty tham gia Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và hải quân quốc tế đang diễn ra ở Malaysia,  Nga đứng thứ hai sau nước chủ nhà. Các xí nghiệp quốc phòng của Nga giới thiệu hơn 170 loại sản phẩm quân sự. Trong số đó có những loại sản phẩm quen thuộc với các binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала