Nhưng khi biết cần đến mức giá nào để thay thế, một lần nữa người ta phải nghĩ lại, — như quan sát viên Vladimir Katin nhận xét trong bài viết dành riêng cho hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya".
Đã trôi qua bốn năm kể từ khi xảy ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản "Fukushima-1". Tổ chức môi trường quốc tế Greenpeace từ đó đến nay cứ đến tháng Ba hàng năm đều tiến hành hoạt động phản đối vận hành nhà máy điện hạt nhân. Sự kiện bi thảm ở Nhật Bản đã tác động đến tình hình trong ngành công nghiệp hạt nhân nói chung. Phần lớn các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân hoặc dự định xây dựng đều thể hiện lập trường thận trọng hơn.
Qui mô quan tâm đến điện hạt nhân trên toàn thế giới đã giảm xuống, nhưng nhu cầu về năng lượng lại ngày càng tăng. Về hàng loạt chỉ số, điện hạt nhân cho thấy lợi nhuận kinh tế cao hơn là nhiệt điện. Nhà máy điện hạt nhân hiệu quả hơn và vận hành thuận tiện hơn so với các cơ sở sản xuất điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt, than đá hoặc than bùn.
Tại châu Âu, quan điểm về vấn đề này cũng có phân hóa. Ở Bỉ ngày 15 tháng Ba diễn ra cuộc biểu tình phản đối: theo thông báo của các nhà môi trường, trong khối lò phản ứng tại hai nhà máy người ta phát hiện hàng nghìn các vết rạn nứt nhỏ, tiềm ẩn mối nguy dẫn đến tai nạn.
Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tại các nước Liên minh châu Âu hiện có 131 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. Số lượng lớn nhất về các lò phản ứng hạt nhân là ở Pháp — 58 đơn vị bố trí trong 19 nhà máy. Hơn 75% sản lượng điện của CH Pháp là do các nhà máy điện hạt nhân đảm nhận.
Trong đó, các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp tập trung chủ yếu ở khu vực ven biên, mà hầu hết đã khá "cao niên" với trên 30 năm hoạt động. Hai yếu tố này cũng là nguyên cớ khơi lên những cuộc biểu tình phản đối của các nhà môi trường ở chính nước Pháp và đòi hỏi của các nước lân cận, muốn Paris ngừng vận hành lò phản ứng và đóng cửa tháo dỡ những nhà máy điện hạt nhân đã cũ kỹ lạc hậu.
Chính phủ Pháp dự định tiếp tục khai thác năng lượng hạt nhân. Bộ trưởng chuyên trách Sinh thái Segolene Royal cho rằng nên thay thế thiết bị cũ đã lỗi thời bằng sản phẩm công nghệ mới và hiện đại hơn
Còn nước Đức sau vụ tai nạn tại "Fukushima" thì thay đổi hẳn thái độ với năng lượng hạt nhân. Chính phủ Đức công bố rằng đến năm 2022 đất nước sẽ giải thoát hoàn toàn khỏi các lò phản ứng hạt nhân và ngừng tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện hành. Đã nhanh chóng đóng cửa 8 cơ sở điện hạt nhân và lập ra lịch trình xử lý các nhà máy còn lại. Báo chí châu Âu khi đó bình luận rộng rãi về đường lối mới của Berlin và lưu ý rằng người Đức hẳn là muốn chứng tỏ khả năng có thể phát triển không cần đến năng lượng nguyên tử. Nhưng sau đó thống kê số học đã cho thấy hiệu lực của nó. Có ước tính rằng thanh toán hoàn toàn các chủ thể hạt nhân và tạo lập những cơ sở năng lượng loại hình mới thì sẽ tốn phí 1,7 nghìn tỷ euro. Nhìn thấy con số này, trong các cuộc thảo luận về triển vọng của năng lượng hạt nhân bắt đầu im tiếng ồn ào.
Hiện nay, tại 14 trong số 28 nước của EU không có nhà máy điện hạt nhân. Ở các nước như Síp, Malta, Luxembourg thậm chí không bàn đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Trong những nước khác, thí dụ như Latvia, Litva, Estonia, Italy — thì một bộ phận phản ứng bị ngưng. Tại Ireland, Hy Lạp, Đan Mạch, các chương trình trong lĩnh vực này bị xếp lại. Thụy Sĩ muốn từ bỏ điện hạt nhân, nhưng lại đổi ý. Anh vạch dự án kiến thiết nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng mới.
Các chuyên viên có chung nhận xét rằng thế giới ngày nay không thể từ bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân.