Bộ ba phức tạp

© Flickr / futureatlas.comQuốc kỳ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc
Quốc kỳ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 21 tháng Ba, tại Seoul, lần đầu tiên trong 3 năm qua sẽ diễn ra cuộc gặp của ngoại trưởng các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Dự kiến ​​cuộc gặp sắp tới sẽ thực hiện các động thái hướng đến hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo ba nước. Hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất được tổ chức tháng 5 năm 2012. Kể từ đó, quan hệ giữa Tokyo và Seoul với Bắc Kinh nguội lạnh đáng kể do tranh chấp lãnh thổ và bất đồng về lịch sử hậu chiến.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa ba nước chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất đồng và khiếu kiện lẫn nhau. Liệu các ngoại trưởng có thể đưa quan hệ như vậy lên cấp độ mà ít nhất xung đột sẽ được loại bỏ? Dưới đây là ý kiến ​​của ông Vitaly Shvydko, phó ban Kinh tế và Chính trị Nhật Bản thuộc viện IMEMO:

"Rõ ràng là do căng thẳng, khó có thể nhanh chóng đạt được một số kết quả mong đợi ở cấp độ chính trị. Trong những năm 2009-2010, tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và giữa Nhật Bản với Hàn Quốc gia tăng. Những tranh chấp lâu đời về các vấn đề lịch sử cũng bị chính trị hóa, góp phần đầu độc bầu không khí chung. Chúng ta đang nói về sự đánh giá Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như những sự kiện trước đó. Và bây giờ, khi ngày kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh ở Thái Bình Dương đang đến gần, thường xuyên xuất hiện các tuyên bố mới và các hoạt động tuyên truyền. Ngoài ra, đề cập đến hành động các nước láng giềng, cả ba nước đều cáo buộc bị đe dọa, nên đều tăng ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn có cảm giác rằng ban lãnh đạo ba nước đều hiểu là tất cả những điều này có thể đẩy họ quá xa và cần phải bình thường hóa quan hệ. Chủ đề này liên kết tất cả ba nước và có thể sẽ dẫn đến việc ký kết thỏa thuận về khu vực tự do thương mại giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong vòng vài năm qua, kế hoạch này được tích cực thúc đẩy, nhưng do quan hệ chính trị giữa các bên ngày càng xấu đi nên buộc phải ngừng lại. Có lẽ tại cuộc gặp các bên sẽ cố gắng trở lại tham khảo ý kiến ​​về vấn đề này. Thật vậy, cả ba nước đều rất quan tâm đến việc giảm thuế quan thương mại và thúc đẩy đầu tư lẫn nhau…"

Trong thực tế, ba nước này gắn bó với nhau bằng quan hệ kinh tế chặt chẽ, phá vỡ điều đó không có lợi cho bất cứ ai. Và thực tế tổ chức cuộc gặp sắp tới trong bối cảnh tình hình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương gia tăng căng thẳng là một cách nhìn khá tích cực. Tuy nhiên có một số điều không khiến cho người ta lạc quan thêm. Đầu tuần này, tàu Trung Quốc một lần nữa được nhìn thấy gần quần đảo đang tranh chấp Senkaku. Tổng thư ký nội các Nhật Bản Suga Ёsihide một lần nữa tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục nhấn mạnh quyền của họ đối với quần đảo Senkaku. Để hỗ trợ tuyên bố đó, trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đăng tấm bản đồ được cho là lấy từ tập bản đồ do chính phủ Trung Quốc ban hành năm 1969. Trên bản đồ đó Senkaku được đánh dấu là đảo Nhật Bản. Theo phía Nhật Bản, điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc chỉ mới thay đổi tên Senkaku thành Điếu Ngư sau khi phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên tại đây. Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi  bác bỏ tuyên bố của Tokyo và nói rằng nếu dẫn ra một tấm bản đồ thì tài liệu tham khảo đó không thể đứng vững. Liệu trong bối cảnh như vậy ngoại trưởng ba nước có thể đàm phán một cách bình tĩnh và điều quan trọng nhất là họ sẽ thảo luận về vấn đề gì? Chúng ta hãy lắng nghe ý kiến ​​của ông Petr Samoilenko, lãnh đạo trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương ở  Vladivostok:

"Có rất nhiều lý do cho cuộc gặp này. Và sự xích lại gần nhau của các nước có những mâu thuẫn này rất đáng hoan nghênh. Nhưng, rất có thể, cuộc đàm phán sẽ theo đuổi cách tiếp cận nhất định, nhằm giải quyết những vấn đề song phương, không liên quan đến các vấn đề an ninh chung khu vực. Tôi nghĩ rằng họ sẽ tập trung vào một số vấn đề địa phương trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, lĩnh vực hợp tác quân sự, lĩnh vực vấn đề lãnh thổ, vấn đề kinh tế, tức là các vấn đề liên quan đến chính ba nước này. Ví dụ, Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp riêng về biển đảo, cuộc gặp diễn ra tại Seoul, đó là lãnh thổ trung lập. Hàn Quốc có thể trở thành một trung gian hòa giải trong việc giải quyết vấn đề này. Tương tự như vậy, Nhật Bản có thể trở thành trung gian hòa giải trong cuộc đàm phán về vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Các khía cạnh vấn đề như vậy có thể được xem xét. Nhưng trong mọi trường hợp, kết quả của cuộc gặp này không thể ảnh hưởng đến kiến ​​trúc an ninh tổng thể ở Đông Bắc Á, bởi vì không có cầu thủ chủ chốt khác…"

Chúng tôi cũng nhắc lại rằng, ngoài các vấn đề khác, quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đang bị ảm đạm liên quan đến việc triển khai có thể tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Mặc dù Seoul nói rằng hiện tại họ không có ý định bố trí các tổ hợp ấy trên lãnh thổ nước mình, nhưng sự quan ngại và bất mãn của Trung Quốc vẫn còn đó. Rõ ràng là, nếu cuộc gặp sẽ xảy ra, nếu các bộ trưởng thoả thuận được với nhau về điều gì đó, thì những tranh chấp giữa hai nước sẽ không chấm dứt ngay lập tức. Điều chính yếu là đừng đi quá ranh giới nguy hiểm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала