Ý tưởng lập cơ quan tình báo nhận đã được sự hỗ trợ từ phía Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người trước đó cho biết Chính phủ sẽ cân nhắc nhu cầu tổ chức một cơ quan thu thập thông tin độc lập. Như thế, cho đến nay Tokyo vẫn sử dụng các dữ liệu do đồng minh chiến lược Hoa Kỳ cung cấp. Có nghĩa, trong nhiều vấn đề quan trọng về mặt thông tin Nhật Bản phụ thuộc vào các dịch vụ tình báo nước ngoài. Trong khi ở thời đại kỹ thuật số ngày nay, thông tin đã trở thành công cụ chính sách cực kỳ quan trọng của bất kỳ nhà nước.
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng đến nay Tokyo vẫn chưa có các nhân viên tình báo. Họ luôn tồn tại và hoạt động. Ví dụ như PSIA – Cục An ninh Công cộng Nhật Bản với uy tín thấp tới mức bị người dùng Internet gọi là "cơ quan tình báo kém năng lực nhất thế giới." Hay Sở Tình báo quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng rất hạn chế tương tự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Tại Bộ Ngoại giao và Nội các cũng có các phòng tình báo. Tuy nhiên, tất cả đều bị chỉ trích bởi cách làm việc riêng rẽ và hiệu quả thấp, ngân sách eo hẹp.
Điều gì đã dẫn người Nhật tới ý định thành lập cơ quan tình báo độc lập? Dưới đây là ý kiến của ông Peter Samojlenko, người lãnh đạo Trung tâm các nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Viện nghiên cứu Chiến lược Nga tại Vladivostok:
"Ở đây hiện diện nhiều yếu tố và không có gì quá phức tạp. Nhật Bản đang trong xu thế tăng cường ảnh hưởng quân sự và chính trị của mình ở khu vực, lo lắng cho các lợi ích quốc gia của họ. Dữ liệu khách quan cho thấy tiềm năng quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm qua gia tăng mạnh. Ngoài ra là yếu tố leo thang căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang lôi cuốn hầu hết các nước trong khu vực… Nhật Bản coi mối nguy hiểm chính đối với đất nước là các hoạt động thử nghiệm hệ thống tên lửa chiến thuật ở Bắc Triều Tiên. Tên lửa thường bay xa khoảng 200-300 km trên biển Nhật Bản. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh. Việc Nhật Bản tăng cường các nhiệm vụ do thám còn có thể liên quan đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Có các chuyên gia đã thừa nhận khả năng xung đột vũ trang cục bộ không thể đoán trước trên bán đảo, về mặt lý thuyết có thể gia tăng thành đụng độ nghiêm trọng hơn. Trong thực tế, đó sẽ là một sân khấu chiến sự khu vực, đe dọa hoạt động hàng hải, đặc biệt là việc vận chuyển hydrocarbon từ thềm lục địa Sakhalin. Một yếu tố nữa — căng thẳng giữa Nhật Bản và một số nước Đông Bắc Á tăng nhiệt, đặc biệt là với Trung Quốc, trong đó có liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Như đã biết những tình huống xảy ra như tàu Trung Quốc đến gần bờ các đảo, thậm chí tìm cách đổ bộ lên đảo. Lực lượng kiểm soát an ninh trên biển của Nhật Bản buộc phải phản ứng và làm cho các mâu thuẫn càng tăng. Hiện diện cả những yếu tố kinh tế trong điều kiện sự cạnh tranh khai thác tài nguyên biển…"
Theo một số nguồn tin, Nhật Bản đã quyết định lấy MI6 của Anh làm mô hình mẫu. Một nhóm hạ nghị sĩ Nhật Bản đã cam kết trình dự án thành lập cơ chế tình báo mới trong mùa thu năm nay sau chuyến khảo sát tới Vương quốc Anh.
"Nhật Bản cần có cơ quan tình báo để trở thành một quốc gia bình thường," — Giáo sư Takushoku Takashi Kawakami Đại học Tokyo bình luận về ý tưởng này. Tuy nhiên, cho đến nay Nhật Bản thậm chí chưa sở hữu cả quân đội chính qui và chỉ có lực lượng phòng vệ tồn tại trong phạm vi Hiến pháp cho phép. Hiến pháp đã được viết vào năm 1947 không hẳn bởi người Nhật mà do chính quyền Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau thất bại trong Thế chiến II. Như vậy, việc thành lập một quân đội chính qui thông qua cải cách Hiến pháp và cơ quan tình báo độc lập không chỉ là tham vọng của Thủ tướng Shinzo Abe mà còn là vấn đề niềm tự hào dân tộc của người Nhật như công dân của một đất nước có chủ quyền.
Nhật Bản quan tâm tới hoạt động tình báo
19:23 20.03.2015 (Đã cập nhật: 21:23 20.03.2015)
© Flickr / Guilhem VellutQuốc kỳ Nhật Bản
© Flickr / Guilhem Vellut
Đăng ký
Nhật Bản dự kiến thành lập cơ quan tình báo của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính là sự thất bại của Chính phủ Nhật khi giải cứu hai công dân bị Nhà nước Hồi giáo bắt làm con tin và bị hành hình.