Sau Anh đến lượt Pháp, Đức và Italy cũng tuyên bố tham gia Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Úc và Hàn Quốc cho biết họ muốn thay đổi thái độ tiêu cực đối với tổ chức tài chính mới. Các chuyên gia đã gọi xu hướng này là hoàng hôn quyền thống trị thế giới của Mỹ, sau khi nhắc rằng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á là một trong những vấn đề chính của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
AIIB với vốn pháp định 50 tỷ USD được thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc vào tháng 10 năm 2014. Thỏa thuận được 21 quốc gia châu Á ký kết và sau đó có thêm Indonesia đăng ký. Mục đích của ngân hàng AIIB là đầu tư vốn vào các dự án hạ tầng cơ sở tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đánh giá của giới chuyên viên, cần 8 nghìn tỷ USD cho mục đích này đến cuối thế kỷ.
Cuộc chiến ngoại giao chống Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á Châu được Washington phát động ngay sau khi Trung Quốc thông báo ý định thành lập tổ chức tài chính mới năm 2013. Hoa Kỳ đã thúc giục đồng minh tẩy chay ý tưởng của Trung Quốc, cho rằng chính sách tín dụng của ngân hàng được Bắc Kinh ủng hộ sẽ không minh bạch và trung thực như chính sách của WB.
Nhưng thực tế, đó là một cuộc tranh giành quyền lực và mưu đồ tiêu diệt đối thủ cạnh tranh tiềm năng, — Tiến sĩ Kinh tế Andrei Ostrovsky, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu xã hội và kinh tế Viện nghiên cứu Viễn Đông Nga cho biết. — Sự trùng hợp ngày một tăng. Ngân hàng Thế giới đóng trụ sở tại Washington có chủ tịch ngân hàng luôn là người Mỹ. Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á sẽ được đặt tại Thượng Hải với Trung Quốc là cổ đông lớn nhất. Ngoài ra, AIIB cạnh tranh cả với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mà theo Trung Quốc chịu quá nhiều ảnh hưởng của Nhật Bản. Trung Quốc chỉ có 5,5 phần trăm cổ phần trong ADB mặc dù nền kinh tế này đã vượt Nhật Bản cách đây vài năm.
Các chuyên gia gọi việc Trung Quốc lập ngân hàng tài chính khu vực là mong muốn tự nhiên đối với một nước chuyển từ vai trò người nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất sang nhà xuất khẩu vốn. Cũng dễ hiểu trước việc Trung Quốc hi vọng thoát khỏi sự thống trị của các nước phát triển trong loạt tổ chức tài chính quốc tế sau những tác động thất bại.
Theo The Financial Times (Anh), quyết định của các nước châu Âu tham gia AIIB chính là "thất bại nghiêm trọng" của chính quyền ông Obama. Tự mình lập kế hoạch để rồi bị thua Trung Quốc trên chính sàn đấu này, vô tình Washington cho thế giới thấy quyền lực và ảnh hưởng đang nghiêng về phía nào trong thế kỷ XXI, — tờ báo uy tín của Anh nhận xét.