Một trong những lý do ở đây là thực tế, dư luận thế giới coi Mỹ "… như một đất nước không ngừng kiếm cớ bắt bẻ, moi móc các quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn dân chủ Hoa Kỳ, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ các dân tộc không hề đe dọa Mỹ," — nhà chính luận Patrick Buchanan viết trên The American Conservative.
Theo ông, Hoa Kỳ "đang sử dụng chiến thuật Chiến tranh Lạnh chống lại dân chủ," đầu tư và các tiến trình bầu cử tự do hòng loại bỏ những thủ lĩnh không có lợi cho chính quyền Obama. Ví dụ, Thượng viện Mỹ sẽ phải làm rõ liệu Bộ Ngoại giao có chi 350.000 đô la cho tổ chức phi chính phủ OneVoice nhằm làm ông Benjamin Netanyahu thất bại trong cuộc bầu cử ở Israel.
Giới ngoại giao Mỹ chẳng nên huênh hoang với các cuộc "cách mạng màu" mà họ đã góp phần dựng lên ở Belgrade, Tbilisi và Kiev, — ký giả Patrick Buchanan viết. Những động thái can thiệp như vậy thường dẫn đến sự rủi ro không cần thiết và gây nên sự bất bình ở các nước. Chẳng hạn, Tổng thống Ai Cập đã ra lệnh trục xuất nhân viên các tổ chức phi chính phủ Mỹ, Bắc Kinh cũng tin chính các tổ chức phi chính phủ đã đứng sau hoạt động biểu tình tại Hồng Kông.
Ai ở Washington là người quyết định những chế độ cần thiết phải lật đổ? Cuộc khủng hoảng Ukraina làm cho câu hỏi này càng trở nên thiết thực. "Ông Putin không hề hành động gì ở Ukraina cho tới khi chính phủ Kiev được bầu một cách dân chủ, trung lập với Moskva bị lật đổ trong cuộc đảo chính, sự kiện như Moskva khẳng định có bàn tay hữu hình từ Mỹ. Không chỉ riêng Nghị sĩ John McCain đã châm ngòi nổ cho đám đông trên Maidan lật đổ chế độ. Cùng góp sức còn có nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Bản thân bà này cũng công nhận kể từ năm 1991 Hoa Kỳ đã chi tới năm tỷ USD để định hướng Ukraina về phía phương Tây…" – ông Buchanan chỉ ra. — "Rõ ràng, “Bà Nuland và các cộng sự” suy nghĩ rằng đưa Ukraina vào EU và NATO là bước nhảy vọt lớn hướng tới tự do và tiến bộ.Trong khi, Moskva coi đây là động thái phá hoại một dân tộc slavo thân thiết, gắn bó và đoàn kết với nước Nga suốt nhiều thế kỷ."
Ký giả kỳ cựu đặt câu hỏi, vậy mục tiêu chính của chính sách đối ngoại này là gì? Bảo vệ những lợi ích quan trọng sống còn và an ninh quốc gia, hay tung hô nền dân chủ trên thế giới? Nếu quả là điều thứ hai, thì sứ mệnh như nước Mỹ tự nhận thật sự không tưởng. Patrick Buchanan mỉa mai phân tích: "…nếu vẫn tồn tại mối đe dọa tự do, thế giới chưa trở nên thực sự dân chủ, thì Mỹ cũng không thể cho phép mình nghỉ ngơi. Chưa thể khi các chế độ hiện hành ở Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Iran, Syria, Saudi Arabia, Ai Cập, Belarus, ở đa số các quốc gia Ả Rập và châu Phi, hay Venezuela và Cuba, chưa bị lật đổ”.
"Nếu đây là mục tiêu của chúng ta thì Hoa Kỳ sẽ chết trong nỗ lực của mình," — nhà báo Mỹ kết luận.