Sự chuyển biến trong thái độ của Nga với Liên minh Nghị viện

© Sputnik / Evgeniy Biyatov / Chuyển đến kho ảnhBà Valentina Petrenko
Bà Valentina Petrenko - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kỳ họp lần thứ 132 của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện đang diễn ra tại Hà Nội đã phô trương sự thay đổi thái độ của Nga trong mối quan hệ với tổ chức uy tín này, có chức năng phối hợp hành động của các nghị viện toàn thế giới.

Liên minh tập hợp nghị viện 166 quốc gia, tuy nhiên cho đến nay phái đoàn đại biểu Nga chưa bao giờ khởi xướng sáng kiến ​​ tại các phiên họp Đại hội đồng. Bây giờ hoạt động của các đại biểu Quốc hội Nga tại IPU sẽ được đẩy mạnh tích cực. Đã có sự khởi đầu — tại Hà Nội, đoàn đại biểu Nga đề xuất rằng tại kỳ họp tiếp theo sẽ thông qua nghị quyết  trong tương quan kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.

Trả lời phỏng vấn của  phóng viên Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya", bà Valentina Petrenko  thành viên phái đoàn Nga, Ủy viên Ủy ban về chính sách xã hội thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) cho biết như sau:  

"Ở đây, chúng tôi đã đề xuất dự thảo nghị quyết với hàng loạt quốc gia  và kêu gọi các nước ủng hộ nghị viện của mình, để ngày hội này, mốc kỷ niệm chẵn này thấm  vào trái tim và tâm hồn mọi người. Chúng tôi đã gặp gỡ đông đảo các nghị sĩ ủng hộ lập trường của chúng ta, cùng chia sẻ nguyện vọng to lớn là thống nhất nỗ lực để ngày hôm nay những tên tân quốc xã sẽ không thể ngóc đầu dậy mưu toan anh hùng hóa những kẻ đã reo rắc tai họa trên  hành tinh chúng ta. Chúng tôi cũng đã nêu đề xuất đó với Quốc hội Việt Nam và yêu cầu hỗ trợ. Không  hề có ý kiến phản đối nào từ phái các đoàn đại biểu tham gia phiên họp ở đây. Đã tiến hành cuộc gặp với Chủ tịch IPU, và ông cũng thể hiện sự đồng thuận".  

Tại phiên họp Hà Nội của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện IPU, các đại biểu Quốc hội Nga cũng giới thiệu những tư liệu bằng chứng về tội ác mà binh lính công lực  Kiev đã gây ra ở miền đông Ukraina. Đoàn  nghị sĩ Nga thông báo với đồng nghiệp các nước về vô số vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra tại khu vực này. Bởi Công ước châu Âu về Nhân quyền cấm hoàn toàn việc sử dụng biện pháp tra tấn, cấm lối hành xử vô nhân đạo hoặc trừng phạt tàn ác. Hơn thế nữa, Công ước quy định rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động tội phạm của cảnh sát, đặc nhiệm và bất kỳ các cơ cấu quốc gia khác của đất nước mình, bất kể các đối tượng đó gây tội ác khi thực hiện mệnh lệnh hoặc theo chủ ý riêng của cá nhân. Cần lưu ý là những luận điểm này thậm chí không thể hủy bỏ một phần kể cả trong trường hợp chiến tranh hoặc những tình huống bất thường khẩn cấp.

Thượng nghị sĩ Nga Valentina Petrenko nói tiếp:

"Tôi đã phát biểu trong Tiểu ban về hỗ trợ nhân đạo và quyền con người, và tôi nói rằng chúng tôi không thể đồng ý với thực tế ở miền đông-nam Ukraina hoặc ở bất cứ nơi đâu trên thế giới diễn ra cảnh tra tấn, bạo lực, vi phạm quyền con người, mà trước hết là các thường dân, trẻ em, người già, phụ nữ. Chúng ta cần hoạch định cơ chế để khi thi hành trừng phạt hoặc những biện pháp khác, thậm chí kể cả trong xung đột quân sự, cũng không được gây tổn hại và đau khổ cho người dân. Ý kiến của tôi đã nhận được sự tán đồng. Các tổ chức quốc tế lớn như  IPU, LHQ cần tác động đến những quá trình mà đáng tiếc là hôm nay đang diễn ra. Cần làm mọi điều có thể để bảo vệ những con người hoàn toàn vô tội đang bị thiệt hại trong vòng xung đột quân sự".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала